Phòng, Trị Côn Trùng Ký Sinh Trên Da Trâu Bò

Ruồi, chấy, rận, bọ chét, ve, ghẻ, trong số đó, có nhiều loài ký sinh trên da trâu bò ở nước ta, gây tác hại lớn nhất là ve, ghẻ, rận, ruồi trâu và mòng. Xin mách cách phòng trị các loại bệnh này.
Phòng bệnh: Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò, bê, nghé. Tắm cọ thường xuyên, nhốt riêng gia súc bị rận, ghẻ, ve.
- Phát quang đồng cỏ quá rậm rạp, thực hiện việc đốt đồng cỏ trước mùa mưa, luân canh đất canh tác có tác dụng diệt ve, tiêu nưới để trừ ruồi trâu, các chất độn chuồng đem đốt, phân đem ủ kỹ đúng kỹ thuật có tác dụng diệt ghẻ và ấu trùng ruồi mòng.
Trị bệnh: Biện pháp cơ giới đơn giản nhất đối với ruồi trâu và mòng là đập chết.
- Dùng hoá chất: Thuốc bôi, tắm, phun... Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để tiêu diệt các động vật chân đốt ký sinh ngoài da gia súc như: Dipterex; Pyrethroids tổng hợp; Permethrin; Cypermethrin; Spinosad; Amitraz... (Cách sử dụng từng loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
* Thuốc tiêm:
- Dùng Ivermectin tiêm dưới da với liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm trong 2-3ngày liền và tiêm nhắc lại sau 10 ngày để diệt nội, ngoại ký sinh trùng gia súc.
* Dùng thuốc nam:
Các loại hạt có chất độc để diệt ghẻ như: Hạt thàn mát, hạt máu chó, hạt củ đậu, giã nhỏ hoà với dầu ăn bôi lên chỗ ghẻ của gia súc. Sau 9 ngày bôi lại lần 2 diệt những con ghẻ mới nở.
- Dùng lá cây thuốc lá diệt rận: 50 gram giã nhỏ cho 1 lít nước, cắt gọt lông gia súc, xát thuốc ngâm lá thuốc lá lên trên da gia súc mắc bệnh.
Related news

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

Để chăm sóc cũng như nuôi bò cái sinh sản đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững một số kiến thức chăn nuôi bò cơ bản. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con một số kiến thức cần thiết khi chọn giống bò cái sinh sản cũng như cách nuôi và chăm sóc chúng một cách hiệu quả nhất.

Lợi dụng hệ tiêu hóa của bò có sự hoạt động của hệ sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một số nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỉ mật, urê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đậm thô cho bò.

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày.