Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
1. Đường lây lan của bệnh
- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe.
- Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng.
2. Triệu chứng
- Gà con ủ rũ, xù lông, kém ăn, gầy.
- Chảy nước mũi, hay vẩy mỏ, gà ho, hen nhiều về ban đêm.
- Mặt sưng do viêm xoang.
- Gà lớn giảm đẻ, gầy.
3. Bệnh tích
- Xoang mũi, thanh khí quản xuất huyết lấm tấm, đầy dịch nhầy.
- Túi khía (vùng ngực, bụng) viêm, dày hơn và đục, có thể gặp viêm dính bã đậu.
4. Biện pháp phòng trị
- Phòng bệnh:
+ Đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
+ Chỉ mua gà từ các cơ sở giống tốt.
+ Đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
+ Mật độ gà nuôi trong chuồng phù hợp, tránh nuôi quá dày.
- Điều trị bệnh:
+ Khi gà bị mắc bệnh có thể dùng một số chế phẩm như Tylosin, Tiamualin, Suanovin,... để điều trị; liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Bổ sung cho gà thuốc bổ như B-complex, vitamin C, điện giải, đường gluco.
+ Khắc phục nguyên nhân làm bệnh tái phát (nhiệt độ thấp, độ ẩm quá cao, độ thông thoáng kém...).
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, bà con nông dân ở một số nơi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý mùi hôi của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả cao.
Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương. Gà của gia đình ông từng được Nhật Hoàng Akishimo cùng các nhà khoa học Việt Nam đến thăm, kiểm chứng.
Nông dân đang đối mặt với "bão giá" thức ăn, trong khi giá bán thịt, trứng giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh tế của người chăn nuôi. Ðể tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi gà, việc cắt giảm chi phí thức ăn trong khi vẫn đảm bảo cho gà phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao, chất lượng thịt tốt là vấn đề quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi cũng như các nhà sản xuất thức ăn.