Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo
Theo ông Thi, gà Đông Tảo cổ truyền thường có các đặc điểm kiểu dáng như da đỏ, mã chọi (lông màu hung hay tía đỏ), chân to, ngắn, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngòn chân ngắn, mình nở, lườn trắm, đít thót, đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, mào xít, 2 ráy tai dài, rộng cân đối chảy xệ xuống dưới miệng mỏ màu đỏ tươi (cách gọi dân dã là yếm miệng).
Gà trống dưới 2 tháng tuổi da đỏ, lông trụi cánh trai, khi trưởng thành lông dài mượt phủ kín thân, trọng lượng đạt tối đa 4,7 - 4,8 kg.
Con mái cũng có kiểu dáng như con trống nhưng mào và yếm miệng teo nhỏ, lông màu nâu sáng, khi trưởng thành trọng lượng tối đa chỉ đạt 3,5 - 3,8 kg.
Gà trống nuôi 8 - 9 tháng là có khả năng giao phối, gà mái 6 - 7 tháng có thể phối giống, đẻ trứng nhân giống.
Gà Đông Tảo đẻ khá ít, khả năng ấp nở kém (do trọng lương lớn dễ giẫm vỡ trứng).
Trung bình mỗi tháng 1 mái gà Đông Tảo chỉ đẻ được 12 - 15 trứng, việc ấp nở phải nhờ gà ri hoặc ấp qua máy ấp trứng.
Trên cơ sở những đặc điểm này, người chăn nuôi có thể chọn lọc, bồi dục, nhân nuôi duy trì giống gà Đông Tảo gốc cho nhu cầu chăn nuôi của nông trại gia đình.
Tuy nhiên, trong quá trình phục tráng gà Đông Tảo cho thấy giống có sự phân ly rất lớn, ngay ở đời con đã có nhiều kiểu hình sai khác khá xa bố mẹ, trung bình 1 lứa gà đẻ chỉ chọn được 3 hoặc 7 con có đầy đủ các kiểu dáng giống với bố mẹ ban đầu, thậm chí không chọn được con nào.
Đương nhiên những con gà kiểu hình có sự sai khác với bố, mẹ đó vẫn đảm bảo làm giống rất tốt cho nhân nuôi các đàn gà lai Đông Tảo thương phẩm.
Các biện pháp kỹ thuật khác như chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật úm gà, thức ăn và định lượng thức ăn, phòng trị dịch bệnh...
tương tự như chăn nuôi các giống gà ta khác theo hướng nuôi bán công nghiêp.
Chú ý, trong quá trình chăn nuôi gà lai Đông Tảo thương phẩm, ở các đời gà con, cháu, chút, chít...
cá biệt vẫn xuất hiện các cá thể mang đầy đủ các đặc điểm kiểu dáng của giống Đông Tảo cổ truyền.
Nguyên nhân, do trong quá trình nuôi, phối đã có sự tái tổ hợp ngẫu nhiêu các kiểu gen của các cá thể gà trong quần thể nhân nuôi.
Đây là đặc tính quý, cơ hội cho người chăn nuôi thêm một biện pháp chọn lọc, bồi dục, phục tráng giống gà Đông Tảo cổ truyền.
Ông Đào Đức Thi nguyên là cựu tù Hỏa Lò thời chống Pháp, nguyên cựu bình đoàn tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ.
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, nay ở tuổi ngoài 80 nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, mỗi năm phục tráng được hàng chục con gà Đông Tảo bản địa, có giá 10 - 20 triệu đ/con.
Có thể bạn quan tâm
Giống gà Ai Cập có nhiều ưu điểm như năng suất trứng cao 200 - 220 quả/năm/mái (gà ta từ 110 - 120 quả; gà lương phượng 160 - 170 quả/mái/năm); thịt dai, thơm ngon như gà ta, tỷ lệ lòng đỏ trứng, dinh dưỡng rất cao...
Chăn nuôi gà an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.
Hiện nay, bà con nông dân ở một số nơi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý mùi hôi của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả cao.