Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra
Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán. Tuy nhiên, với chu kỳ 25 năm thì phải 10-15 năm nữa mới loại bỏ hoàn toàn RRIV4 ra khỏi vườn cao su.
Giống cao su RRIV4 do Viện Nghiên cứu cao su lai tạo năm 1982, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 1994. Từ năm 2000, theo khuyến cáo của VRG, giống này được các công ty cao su và cả nông dân xem là loại giống chủ lực, được trồng trên diện tích lớn.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cao su bị bệnh rụng lá trong năm 2010 là 15 ngàn ha, trong đó các công ty trực thuộc VRG có 6.400 ha, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đông Nam bộ. Kỹ sư Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho rằng, trong thực tế diện tích cao su bị bệnh corynespora còn cao hơn nhiều.
Bởi chỉ riêng Bình Phước đến cuối tháng 9-2010 đã có 6.800 ha cao su tiểu điền bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở các huyện Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Gia Mập. Bệnh corynespora làm sản lượng cao su giảm đáng kể, nông dân tăng cường phun thuốc nhưng bệnh không hết.
Theo kinh nghiệm của các công ty cao su và nhiều nhà vườn ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, hiện nấm bệnh đã tồn tại trong môi trường tự nhiên và phải “sống chung” để tìm cách phòng trừ. Theo anh Trần Vĩnh Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật - nông nghiệp, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (đơn vị có diện tích cao su nhiễm bệnh lớn nhất Bình Phước, tập trung ở Nông trường Tân Hưng): Do nấm bệnh gây hại quanh năm nên cần thực hiện biện pháp quản lý mang tính tổng hợp.
Trong đó, phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và khuyến cáo của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam. Bởi khi bị bệnh, nhà vườn thường sốt ruột nên tăng lần phun xịt và lượng thuốc dẫn đến cây cao su bị kháng thuốc.
Nếu bệnh xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng hoặc chỉ gây hại nhẹ, vườn cây vẫn duy trì tán lá trên 90%, lá non chưa rụng thì chưa cần thiết phải phun thuốc. Nông dân phải thường xuyên kiểm tra vườn cây, khi trời chuyển tiếp mưa nắng đan xen là điều kiện nấm bệnh corynespora phát sinh và ngưng phun thuốc khi lá non không còn rụng.
Cũng theo anh Tuấn, với vườn cây kinh doanh, nếu bị bệnh corynespora phải ngừng cạo đến khi vườn cây phục hồi mới khai thác trở lại. Nông dân cần tăng cường bón phân hợp lý để cây hồi phục. Khi bị bệnh corynespora phải bón tăng lượng kali so với quy trình khoảng 25% để cây tăng sức đề kháng. Vệ sinh toàn bộ vườn cây đã bị bệnh, thu gom lá, cuống lá, cành, chồi non đã rụng đem tiêu hủy.
Anh Võ Đức Nghĩa, chủ vựa giống Sáu An, xã Thành Tâm (Chơn Thành), cho biết: Hiện nay, nếu so sánh thì chưa có loại nào cho sản lượng cao như giống RRIV4, nên mùa trồng mới năm nay nhiều nông dân chỉ hỏi mua giống này. Tuy nhiên, do RRIV4 đã bị Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam loại ra khỏi bảng giống và khuyến cáo không nên trồng, nên người sản xuất đã chặt bỏ hết cành ghép.
Vì thế, sẽ không còn giống RRIV4 lưu hành trên thị trường theo kiểu quảng cáo của các vựa giống “muốn giống gì có giống đó”. Với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất giống cao su có chất lượng và uy tín, anh Nghĩa cũng khuyến cáo nông dân không nên trồng giống RRIV4, vì khả năng nhiễm bệnh cao.
Có thể bạn quan tâm
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.
Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.
Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.
Ngoài ra, sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường gần đây vẫn ở mức bình thường, thậm chí có phần yếu do có giá bán cao hơn so với nhiều loại cá, thịt khác. Với nguồn cung dồi dào, cùng xu hướng giảm giá của xăng dầu và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác, giới kinh doanh thịt heo dự đoán, giá heo hơi sẽ có xu hướng bình ổn trong thời gian tới, khó biến động tăng mạnh trở lại dù nhu cầu tiêu thụ thịt heo được dự đoán tăng cao vào dịp lễ, Tết cuối năm.