Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra

Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra
Publish date: Monday. July 15th, 2013

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán. Tuy nhiên, với chu kỳ 25 năm thì phải 10-15 năm nữa mới loại bỏ hoàn toàn RRIV4 ra khỏi vườn cao su.

Giống cao su RRIV4 do Viện Nghiên cứu cao su lai tạo năm 1982, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 1994. Từ năm 2000, theo khuyến cáo của VRG, giống này được các công ty cao su và cả nông dân xem là loại giống chủ lực, được trồng trên diện tích lớn.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cao su bị bệnh rụng lá trong năm 2010 là 15 ngàn ha, trong đó các công ty trực thuộc VRG có 6.400 ha, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đông Nam bộ. Kỹ sư Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho rằng, trong thực tế diện tích cao su bị bệnh corynespora còn cao hơn nhiều.

Bởi chỉ riêng Bình Phước đến cuối tháng 9-2010 đã có 6.800 ha cao su tiểu điền bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở các huyện Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Gia Mập. Bệnh corynespora làm sản lượng cao su giảm đáng kể, nông dân tăng cường phun thuốc nhưng bệnh không hết.

Theo kinh nghiệm của các công ty cao su và nhiều nhà vườn ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, hiện nấm bệnh đã tồn tại trong môi trường tự nhiên và phải “sống chung” để tìm cách phòng trừ. Theo anh Trần Vĩnh Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật - nông nghiệp, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (đơn vị có diện tích cao su nhiễm bệnh lớn nhất Bình Phước, tập trung ở Nông trường Tân Hưng): Do nấm bệnh gây hại quanh năm nên cần thực hiện biện pháp quản lý mang tính tổng hợp.

Trong đó, phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và khuyến cáo của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam. Bởi khi bị bệnh, nhà vườn thường sốt ruột nên tăng lần phun xịt và lượng thuốc dẫn đến cây cao su bị kháng thuốc.

Nếu bệnh xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng hoặc chỉ gây hại nhẹ, vườn cây vẫn duy trì tán lá trên 90%, lá non chưa rụng thì chưa cần thiết phải phun thuốc. Nông dân phải thường xuyên kiểm tra vườn cây, khi trời chuyển tiếp mưa nắng đan xen là điều kiện nấm bệnh corynespora phát sinh và ngưng phun thuốc khi lá non không còn rụng.

Cũng theo anh Tuấn, với vườn cây kinh doanh, nếu bị bệnh corynespora phải ngừng cạo đến khi vườn cây phục hồi mới khai thác trở lại. Nông dân cần tăng cường bón phân hợp lý để cây hồi phục. Khi bị bệnh corynespora phải bón tăng lượng kali so với quy trình khoảng 25% để cây tăng sức đề kháng. Vệ sinh toàn bộ vườn cây đã bị bệnh, thu gom lá, cuống lá, cành, chồi non đã rụng đem tiêu hủy.

Anh Võ Đức Nghĩa, chủ vựa giống Sáu An, xã Thành Tâm (Chơn Thành), cho biết: Hiện nay, nếu so sánh thì chưa có loại nào cho sản lượng cao như giống RRIV4, nên mùa trồng mới năm nay nhiều nông dân chỉ hỏi mua giống này. Tuy nhiên, do RRIV4 đã bị Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam loại ra khỏi bảng giống và khuyến cáo không nên trồng, nên người sản xuất đã chặt bỏ hết cành ghép.

Vì thế, sẽ không còn giống RRIV4 lưu hành trên thị trường theo kiểu quảng cáo của các vựa giống “muốn giống gì có giống đó”. Với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất giống cao su có chất lượng và uy tín, anh Nghĩa cũng khuyến cáo nông dân không nên trồng giống RRIV4, vì khả năng nhiễm bệnh cao.


Related news

Khó khăn cho người nuôi tôm hùm Khó khăn cho người nuôi tôm hùm

Tình hình bệnh trên tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu (Phú Yên) diễn biến rất phức tạp, khiến người nuôi gặp khó khăn. Trong khi đó, hiện là thời điểm xuất bán tôm hùm thịt, nhưng giá tôm xuống thấp làm cho người nuôi ở TX Sông Cầu đã khó lại càng khó khăn hơn…

Thursday. April 16th, 2015
Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP Nông dân còn “thờ ơ” với VietGAP

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

Thursday. April 16th, 2015
Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi dê thịt ở miền Tây Nuôi dê thịt ở miền Tây

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức

Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Thursday. April 16th, 2015