Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phòng trị bệnh do Vibrio trên tôm

Phòng trị bệnh do Vibrio trên tôm
Tác giả: Thành Công
Ngày đăng: 18/12/2018

Hiện nay, các vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh tại các tỉnh ĐBSCL đang bước vào thời điểm thả giống vụ tôm chính vụ. Để có một vụ tôm thắng lợi thì ngoài yếu tố con giống, thời vụ... thì các biện pháp kỹ thuật để phòng trị bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng.

Định kỳ kiểm tra tôm để phát hiện bệnh sớm. Ảnh: Phan Thanh

Bệnh phân trắng

Bệnh này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do vi khuẩn, ký sinh trùng, yếu tố môi trường, trong đó tác nhân chủ yếu là vi bào tử thuộc giống Plexstophora và vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7; trong đó nhiều nhất vào tháng 5, tháng 7. Ở miền Trung, bệnh xuất hiện rải rác. Ở miền Nam, bệnh tập trung từ tháng 8 đến tháng 10. Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ nuôi cao; tôm dễ bị bệnh khi nuôi được từ 40 đến 90 ngày. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết bất thường (nắng nóng, mưa kéo dài hoặc khi thời tiết thay đổi). Bệnh xuất hiện cả trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi tôm bị bệnh, kiểm tra sàn/nhá/vó sẽ thấy phân tôm màu trắng trên sàn ăn hoặc nổi trên mặt nước dọc bờ ao, góc ao (cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió). Tôm bị phân trắng sẽ giảm ăn hoặc ăn không tăng theo tuổi. Kiểm tra tôm sẽ thấy ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột. Tôm bị óp, vỏ mỏng, teo nhỏ dần và chậm lớn.

Để phòng ngừa bệnh này, cần phải chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ ngay từ đầu, không sử dụng thức ăn bị mốc, hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Trong quá trình nuôi quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp hạn chế bệnh phân trắng, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, mưa kéo dài.

Tăng cường men vi sinh tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tôm tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng (stress). Đối với những con tôm bị chết phải vớt ra khỏi ao để tránh tình trạng bệnh lây lan do tôm khỏe ăn tôm bệnh. Trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa và trị bệnh phân trắng cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinh nên khi sử dụng cần theo đúng liều lượng đã quy định. Tránh dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không đủ, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.

Bệnh thối mang, đứt râu

Bệnh có biểu hiện đứt râu, thối mang, đen mang, thối đuôi, đốm đen. Tôm bẩn mình, bẩn mang, cơ thể chuyển màu hồng đỏ, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếu mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ... Tác nhân chính gây ra các bệnh trên là vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.

Để phòng trị cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn như giữ chất lượng nước ao nuôi tốt, không nuôi mật độ quá cao, tránh làm tôm bị tổn thương, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi. Giảm độ mặn nước xuống 15 - 20‰ có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển, tăng sức đề kháng bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E. Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp xi phông đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung Vitamin C vào thức ăn. Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn với liều lượng 5 - 10 ml/kg thức ăn, kích thích lột xác bằng Saponine 10 - 15 g/m3.


Có thể bạn quan tâm

Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio

17/12/2018
Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

17/12/2018
Mối đe doạ mới về vi rút tôm ở Trung Quốc khi sản lượng giảm Mối đe doạ mới về vi rút tôm ở Trung Quốc khi sản lượng giảm

Các vấn đề với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) - thường được gọi là hội chứng tử vong sớm, hoặc EMS - và các bệnh khác đang được thêm vào bởi sự xuất hiện

18/12/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.