Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Nhằm từng bước kiểm soát, hạn chế sự lây lan các bệnh truyền nhiễm, giảm thiệt hại cho người nuôi cá tra và ngân sách nhà nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu cá tra, sản phẩm cá tra. Ngày 27/3/2015, UBND tỉnh Tiền Giang đã Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 27/3/2015)
Theo đó, hàng năm, có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra giống được lấy mẫu giám sát dịch bệnh và theo dõi việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh; có 75% ao nuôi cá tra thương phẩm được lấy mẫu giám sát dịch bệnh hàng năm. Đến năm 2016, có 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được giám sát việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình sản xuất và đến năm 2017, có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra giống và hộ nuôi cá tra thương phẩm có sổ theo dõi tình hình dịch bệnh và phòng trị bệnh cho cá tra.
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên cá tra tập trung vào các nội dung:
- Tuyên truyền, tập huấn cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, người nuôi cá tra và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương các chính sách, quy định của nhà nước đối với hoạt động nuôi thủy sản; các bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị và kế hoạch giám sát dịch bệnh trên cá tra hàng năm.
- Cấp sổ quản lý nuôi thủy sản;
- Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, hướng dẫn chủ cơ sở lập sổ theo dõi tình hình bệnh, quá trình sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá nuôi;
- Kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; kiểm tra việc đăng ký mã số nhận diện và đăng ký nuôi cá tra thương phẩm;
- Giám sát dư lượng kháng sinh trên cá tra nuôi;
- Phát hiện, xác định mức độ lưu hành của mầm bệnh, các yếu tố nguy cơ và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cá tra.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở ngành có liên quan và địa phương trong việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch này.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra giống, cơ sở nuôi cá tra có trách nhiệm chấp hành các quy định của Trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống và nuôi cá tra thương phẩm; hợp tác với cơ quan chuyên môn trong việc cung cấp mẫu giám sát; thông báo cho cơ quan thú y gần nhất hoặc chính quyền địa phương khi phát hiện cá ương, nuôi tại cơ sở có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh (nếu có); tham gia tập huấn để cập nhật kiến thức và các chính sách, quy định của nhà nước có liên quan đến hoạt động của cơ sở.
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện. Riêng đối với kinh phí thực hiện phòng, chống bệnh trên cá tra của cấp huyện và cấp xã do ngân sách cùng cấp bố trí để thực hiện./.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 được đánh dấu là năm có chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong “lịch sử” xuất khẩu của Gia Lai. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh luôn giữ vị trí cao với sản lượng xuất và thị trường ổn định, trong đó phải kể đến cà phê-mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 77,8% tổng kim ngạch...

Đến giờ này, câu chuyện thoát nghèo của ông Út được bà con trong vùng vẫn truyền tai nhau với sự nể phục. “Nói thật, đôi lúc tôi cứ nghĩ mình nằm mơ. Lúc bắt tay trồng nấm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có cái nghề để thoát nghèo và đã cố gắng hết sức. Ông trời quả không phụ lòng người” - ông Út thổ lộ.

Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.

Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.