Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Ngay Từ Cơ Sở
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.
Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước với đàn trâu bò có 154.890 con; đàn lợn: 1.380.000 con; đàn gia cầm: 20.836.000 con.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh xảy ra tại các tỉnh, thành lân cận, UBND TP đã chỉ đạo cụ thể các sở, ban, ngành, đơn vị chuyên trách công tác thú y tại các quận, huyện, thị xã. Nhờ đó, trong 4 tháng đầu năm, tỷ lệ gia súc, gia cầm ốm, chết trên địa bàn TP được giữ ở mức thấp; không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm như dịch tai xanh, bệnh dại ở chó, mèo...
Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục Thú y, UBND các cấp triển khai tiêm phòng đại trà đợt 1. Kết quả tiêm phòng các loại vaccine đều đạt từ 72,5 - 124,9% kế hoạch 6 tháng. Công tác vệ sinh tiêu độc được các địa phương thực hiện đúng thời gian, kỹ thuật…
Ngoài những mặt đã làm được, công tác phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm của TP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên địa bàn TP đã xuất hiện một số ổ dịch nghi cúm gia cầm (xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi thuộc 5 xã của huyện Sóc Sơn, Thanh Trì và Thạch Thất), dịch lở mồm long móng (xảy ra tại nhiều hộ thuộc 8 xã của huyện Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây).
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm trong quý II và cả năm 2014, các địa phương đã chủ động đề ra nhiều giải pháp. Tại Thanh Trì, cán bộ chuyên trách thú y của xã thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời tổ chức khoanh vùng, cách ly khi có dịch. Tại Sóc Sơn đã triển khai tiêm 21.100 liều vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo (khoảng 29.000 con), hiện đang tiếp tục rà soát để tiêm bổ sung.
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh ngay tại cơ sở. Đồng thời, kiến nghị, UBND TP có văn bản sớm chỉ đạo chính quyền các cấp chủ động trích quỹ phòng chống dịch để mua vaccine dại tiêm phòng cho đàn chó, bởi lượng vaccine được TP cấp mới chỉ đảm bảo 50% tổng đàn chó được thống kê hồi tháng 5/2013. Bên cạnh đó, UBND TP cần có kế hoạch hỗ trợ kịp thời những hộ chăn nuôi về vật tư, vaccine, hóa chất cần thiết khi xảy ra dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.
Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.
Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.
Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.
“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.