Kiểm soát hành vi đánh nhau ở lợn nái chửa nuôi chung
Hành vi cắn lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi ở lợn chửa nuôi nhốt, không chú ý đến khoảng cách cho phép, số con/đàn, chỗ nằm, thiết kế chuồng hay chế độ ăn uống.
Hành vi cắn nhau giữa lợn nái diễn ra rất ngắn.
Việc cắn nhau xảy ra nhiều trong suốt vài giờ đầu tiên và giảm mạnh sau 24 giờ nhốt chung.
Một nhóm ổn định có thể được hình thành trong 1 tuần.
Tuy nhiên, hành vi cắn nhau nhiều nhất lúc đầu rất có hại về cả sức khoẻ và sinh sản của lợn nái.
Hành vi cắn nhau gây ra nhiều vết thương và tăng mức cortisol ở lợn mang thai.
Khi được ghép đàn trong khoảng thời gian đó, tỷ lệ thụ thai của lợn nái có thể giảm đến 5%.
Khi hành vi cắn nhau giữa những con không thân thuộc thì cần phát triển hệ thống phân cấp trong đàn, mức độ đánh nhau ít nhất ở đàn lợn nái nuôi nhốt lúc ghép đàn không thể được loại trừ.
Các biện pháp quản lý nên tập trung vào việc hạn chế cắn nhau và bảo vệ những con bị thương khỏi cắn nhau.
Khi nuôi nhốt với lợn nái trưởng thành, lợn nái nhỏ mất khả năng chống chịu nhiều nhất, và bị nhiều vêt thương hơn và mưc corticol cao hơn lợn nái trưởng thành.
Hành vi cắn nhau lúc đầu làm lợn cái con trở nên sợ hãi những cuộc xung đột trong khi cố gắng tranh dành thức ăn có thể dẫn đến bị thiếu lượng thức ăn ăn vào và khả năng sinh sản kém.
Trong phương thức nuôi nhốt theo đàn, lợn cái con được nuôi riêng.
Tuy nhiên, sau chu kỳ tiết sữa đầu tiên, lợn nái để 1 lứa được nhốt chung với nái trưởng thành.
Khi cai sữa, khối lượng cơ thể của lợn nái đẻ 1 lứa giống với lợn cái con, khoảng 75% khối lượng cơ thể nái trưởng thành.
Để bảo vệ lợn cái con khỏi sự tranh giành, lợn nái nên được nhốt chung với lợn cái con hơn là với nái trưởng thành.
Lợn nái có thể nhớ những con cùng chuồng trong vài tuần, Vì thế lợn nái được nhốt trong những chuồng giống nhau trong suốt thời gian có chửa có thể giảm xung đột khi ghép chung.
Một vài nghiên cứu đã chứng minh lợn nái ít hung hăng hơn sau khi có chửa so với lợn nái lúc cai sữa hay không lâu sau khi phối giống.
Đàn lợn nái sau khi kiểm tra có chửa lúc 4-5 tuần sau khi phối giống có thể giảm hung hăng và bớt các vết thương.
Điều này cũng có thể giảm bớt ảnh hưởng của việc ghép chung đến tỷ lệ đẻ.
Số con/đàn của lợn nái thay đổi nhiều trong phương thức nuôi theo đàn.
Không có số lượng con theo đàn lý tưởng nào để giữ hành vi cắn nhau ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, lợn nái nuôi ở những đàn lớn, như quan sát ở lợn con, có xu hướng tác động sự hung hăng/nái ít hơn so với lợn nái ở những đàn nhỏ.
Bằng việc bổ sung các kế hoạch quản lý thích hợp, chúng ta có thể loại bỏ những vết thương nặng và khả năng sinh sản kém liên quan đến hành vi cắn nhau, do vậy cải thiện được sức khoẻ và khả năng sinh sản của lợn chửa trong phương thức nuôi nhốt theo đàn.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tai xanh ở lợn và cách phòng chống - Phần 2 (Phần cuối)
Các nhà nghiên cứu Hồng Kông đã xác định ra virus gây cúm A/H1N1 đã trải qua sự tái sắp xếp về gien để tạo ra chủng virus A/H1N1 thế hệ mới trên lợn.
Người chăn nuôi được khuyên nên thực hiện theo các phương pháp an toàn sinh học ngay trên trang trại để bảo vệ đàn gia súc và cây trồng của họ tránh được sự đe doạ liên tục của loài gây hại và dịch bệnh.