Phòng Bệnh Nấm Da Lông Ở Bê Nghé

Bệnh do một số loài nấm ký sinh ở da và lông gây ra, trong điều kiện nóng ẩm của nước ta bệnh thường xảy ra ở bê, nghé dưới một năm tuổi. Các khuẩn ty và bào tử nấm xâm nhập vào da lông do gia súc tiếp xúc môi trường chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ, thức ăn có mầm bệnh hoặc gia súc đang bị nhiễm nấm.
TRIỆU CHỨNG:
Thể hiện ba dấu hiệu đặc trưng:
- Các mụn sùi loét trên da có phủ vảy vàng xám hoặc nâu sẫm, cạy vảy ra, phía dưới có loét đỏ. Các đám da sần sùi loét có thể tập trung từng đám hoặc riêng rẽ.
- Các đám da bị sần sùi, nhăn nheo, dầy cộm trên mặt da nhưng không bị lở loét, lông rụng từng đám.
- Trên da nổi các mụn cóc to nhỏ khác nhau bị sừng hoá sần sùi màu xám hoặc nâu nhạt rải rác ở hai bên sườn, mông, vai và thường gặp ở bê, nghé 6 - 12 tháng tuổi.
PHÒNG BỆNH:
- Tắm chải gia súc hàng ngày
- Chuồng trại khô ráo, tháng mát, có sân bãi chăn thả cho gia súc tắm nắng. Định kỳ sát trùng chuồng trại.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện gia súc bệnh để cách ly điều trị.
Có thể bạn quan tâm

Bò sau khi đẻ 40 - 60 ngày, nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối giống 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò đã đậu thai, bò cần có chế độ ăn, uống và chăm sóc tốt để vừa có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mẹ, vừa đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai.

Phải tuân thủ theo đúng trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người... tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc.

Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270 - 300 ngày. Tuy nhiên, một số con có năng suất sữa cao chậm lên giống nên có thể khai thác trên 300 ngày.

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày)