Phòng Bệnh Nấm Da Lông Ở Bê Nghé
Bệnh do một số loài nấm ký sinh ở da và lông gây ra, trong điều kiện nóng ẩm của nước ta bệnh thường xảy ra ở bê, nghé dưới một năm tuổi. Các khuẩn ty và bào tử nấm xâm nhập vào da lông do gia súc tiếp xúc môi trường chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ, thức ăn có mầm bệnh hoặc gia súc đang bị nhiễm nấm.
TRIỆU CHỨNG:
Thể hiện ba dấu hiệu đặc trưng:
- Các mụn sùi loét trên da có phủ vảy vàng xám hoặc nâu sẫm, cạy vảy ra, phía dưới có loét đỏ. Các đám da sần sùi loét có thể tập trung từng đám hoặc riêng rẽ.
- Các đám da bị sần sùi, nhăn nheo, dầy cộm trên mặt da nhưng không bị lở loét, lông rụng từng đám.
- Trên da nổi các mụn cóc to nhỏ khác nhau bị sừng hoá sần sùi màu xám hoặc nâu nhạt rải rác ở hai bên sườn, mông, vai và thường gặp ở bê, nghé 6 - 12 tháng tuổi.
PHÒNG BỆNH:
- Tắm chải gia súc hàng ngày
- Chuồng trại khô ráo, tháng mát, có sân bãi chăn thả cho gia súc tắm nắng. Định kỳ sát trùng chuồng trại.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện gia súc bệnh để cách ly điều trị.
Related news
Thời kỳ đầu, trong mùa hè chủ yếu chăn nuôi bằng cỏ xanh chăn thả hoặc cỏ cắt, có bổ sung đá liếm. Trong mùa khô, ngoài thức ăn thô (rơm, cỏ khô, phụ phẩm,...)
Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Nên trồng một số cây cho bóng mát quanh khu vực chuồng nuôi.
Niêm mạc mắt, miệng tụ máu; ho, khó thở, chảy nước mũi, tiêu chảy. Thể nặng: sốt cao, xuất huyết ờ niêm mạc miệng, mắt; phù cổ, sưng cuống họng, lưỡi bầm tím.
Axit malic là một acid hữu cơ tự nhiên được tìm thấy trong các thức ăn thô xanh Nhưng liệu chúng mang lại lợi ích sức khỏe cho bò sữa hay không?
Tình hình nước mặn xâm nhập sớm, độ mặn cao, xâm nhập sâu và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển về năng suất, chất lượng của đàn vật nuôi