Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá điêu hồng

Phòng bệnh do Streptococcus spp trên cá rô phi, điêu hồng

Phòng bệnh do Streptococcus spp trên cá rô phi, điêu hồng
Tác giả: Bio-Pharmachemie
Ngày đăng: 06/11/2019

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Nhiều công trình nghiên cứu về dịch bệnh xảy ra trên cá đã cho thấy vi khuẩn Streptococcus spp là một trong những nguyên nhân gây bệnh, thiệt hại lớn cho người nuôi cá rô phi và điêu hồng.

Tác nhân và biểu hiện bệnh

Khi cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp thường thấy có một số biểu hiện bên ngoài như cơ thể sẫm màu, một bên hoặc hai bên mắt bị lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi không có định hướng. Não, thận và tỳ tạng là những cơ quan bị tổn thương nhiều nhất và đây là lý do gây chết cá.

Phòng trị bệnh

Phòng bệnh

- Chọn cá giống khỏe mạnh và đồng đều về kích cỡ để thả nuôi.

- Thả mật độ vừa phải, phù hợp với mức độ đầu tư của ao hoặc bè.

- Cá giống trước khi thả nuôi nên tắm nước muối 5% trong 5 - 10 phút hoặc tắm BIO OXYTETRA for Aquaculture liều 5 ppm (5 g/1 m3 nước) ngâm trong 5 - 10 phút, để loại bỏ mầm bệnh.

- Trong quá trình nuôi nên cho ăn vừa phải, tránh dư thừa thức ăn và thường xuyên bổ sung NUTRIFISH (chất dinh dưỡng) trong khẩu phần ăn để nâng sức kháng bệnh cho cá.

- Hạn chế cá bị stress bằng cách kiểm soát môi trường ao nuôi hợp lý, hạn chế ô nhiễm, hạn chế biến động lớn các thông số môi trường nước, nhất là pH và nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.

- Định kỳ 1 tháng 1 lần diệt khuẩn nguồn nước nuôi cá bằng IODINE COMPLEX for fish, giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Trị bệnh

Dùng kháng sinh đặc trị BIO OXYTETRA for Aquaculture với  liều 2 g/1 kg thức ăn. Cho ăn trong 5 - 7 ngày.

- Hoặc dùng kháng sinh BIO-AMOX 50% cũng cho kết quả rất tốt

- Liều 2 g/1 kg thức ăn

- Cho ăn trong 5 - 7 ngày

Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh, nên trộn men tiêu hóa  BIOZYME cho cá ăn liên tục 1 tuần để phục hồi hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cá tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt, nhờ vậy cá phát triển đồng đều và mau lớn.


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh học của cá điêu hồng Đặc điểm sinh học của cá điêu hồng

Cá điêu hồng còn gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1990, chúng được nhập từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) về Việt Nam

02/12/2016
Nuôi cá diêu hồng trong lồng bè Nuôi cá diêu hồng trong lồng bè

Được triển khai từ 5/2018 mô hình nuôi cá diêu hồng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

19/06/2019
Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong lồng Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong lồng

Điêu hồng được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, là loài cá dễ nuôi có khả năng thích nghi môi trường nước ngọt, nước lợ và mặn

26/09/2019