Đặc điểm sinh học của cá điêu hồng
1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Cá điêu hồng còn gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1990, chúng được nhập từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) về Việt Nam và được nuôi thử nghiệm. Từ năm 1997 đã bắt đầu nuôi thương phẩm cá điêu hồng và hiện nay nhiều địa phương đã nuôi thâm canh trong ao, trong lồng hoặc nuôi quảng canh đối tượng có giá trị kinh tế này.
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, màu vàng nhạt. Cũng có những cá thể trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen.
Cá điêu hồng
3. TẬP TÍNH SỐNG
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, nước lợ và cả ở vùng nước có độ mặn từ 5 -12%o, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 35°C. Cá có thể sống trong mọi tầng nước, chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và pH từ 5 - 11, thích hợp nhất là 6,5 - 7,5. Tuy nhiên, cá kém chịu đựng với nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ nước dưới 18°C, cá ăn kém dần, chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ nước 11 - 12°C và kéo dàỉ nhiều ngày, cá sẽ chết vì rét.
4. THỨC ĂN
Cá điêu hồng là loài ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, chúng cũng ăn ấu trùng các loại côn trùng động vật thủy sinh, các phế phụ phẩm khác và thức ăn công nghiệp dạng viên.
Thức ăn dạng viên nổi cho cá
Do ăn tạp nên việc nuôi thâm canh cá điêu hồng đạt năng suất cao khá thuận lợi vì có thế tận dụng phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản hoặc lò giết mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, do nuôi mật độ cao trong lồng nên cần cho cá ăn thức ăn dạng viên nổi để dễ dàng theo dõi cá ăn, kiểm soát lượng thức ăn thừa, hạn chế thất thoát thức ăn và quản lý chất lượng môi trường nuôi.
Thức ăn tự chế biến để nuôi cá
Xay cá tạp
5. SINH TRƯỞNG
Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi; chăm sóc. Khi nuôi trong lồng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt cỡ thương phẩm (400 - 500 g trở lên) chi sau 5-6 tháng nuôi.
6. SINH SẢN
Cá đẻ nhiều lần trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc, cá ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Đặc điểm sinh sản của cá giống như các loài cá rô phi khác. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng và cá cái ngậm ấp trứng trong miệng. Ở nhiệt độ 30°C, trứng cá nở sau 4 - 6 ngày ấp. Thời gian ngậm cá con có thể từ 3 - 4 ngày, sau đó cá con chui ra khỏi miệng cá mẹ. Khi hết cá con trong miệng, cá mẹ mới đi kiếm ăn và tham gia vào đợt đẻ mới.
Bảng 1. Đặc điểm phân biệt cá đực - cá cái dựa trên hình thái ngoài và lỗ huyệt
Đặc điểm | Cá đực | Cá cái |
Đầu | To vả nhô cao | Nhỏ; hàm dưới trễ do ngậm trứng và cá con |
Màu sắc | Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ, có màu hồng hoặc hơi đỏ | Màu nhạt tím |
Huyệt | Có 2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn | Có 3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn |
Hình dạng | Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, hình nón dài và nhọn | Dạng tròn, hơi lồi và không nhọn như ở cá đực |
Đặc điểm sinh dục phụ của cá điêu hồng (Cách phân biệt cá đực và cá cái)
Có thể bạn quan tâm
Địa điểm và công trình nuôi: Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng được quy hoạch cho nuôi thủy sản của địa phương hoặc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Vật liệu để làm khung lồng là gỗ, tre, hóp, luồng già có đường kính 12 -15 cm, hoặc ống kẽm, ống sắt mạ có đường kính 27 - 32 mm.
Cá yếu, bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn.