Phổ biến công nghệ sản xuất giống cá song chuột
Đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cũng là đơn vị duy nhất có thể sản xuất và cung ứng con giống cá song chuột. Đồng thời, áp dụng quy trình nuôi thương phẩm của Viện giúp giảm chi phí nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện, cá song chuột tại Việt Nam được bán với giá 700.000 - 900.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với mức giá 100 USD/kg tại thị trường Trung Quốc.
Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái và cá đực lần lượt đạt 91,8% và 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương là 3,5 - 6,2%; tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống trên 70%; cá giống 90 ngày đạt chiều dài 7,5 - 9 cm. Sau 15 tháng nuôi, cá giống lên kích cỡ cá thương phẩm đạt hơn 0,5 kg; tỷ lệ sống hơn 66%.
Tags: san xuat giong ca song chuot, san xuat ca giong, nuoi ca song chuot, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, nghề ương, nuôi cá tai tượng đối mặt với nhiều rủi ro như dịch bệnh, giá cả đầu ra. Vì thế, để góp phần ổn định nghề nuôi cá tai tượng thì việc áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi, cho người nuôi, người sử dụng và môi trường.
Hằng năm vào khoảng tháng 4-5 là thời điểm bắt đầu cho vụ nuôi cá mới, người nuôi cá lại phải bắt tay vào những công việc của mình. Để vụ nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình kỹ thuật nuôi.
Tiền Giang nổi tiếng về sản xuất cá giống và nuôi cá tai tượng thịt ở ĐBSCL. Cá tai tượng thịt thường có giá ổn định so với các đối tượng thủy sản khác nên nhiều bà con đang chuyển hướng sang nuôi cá tai tượng. Tuy nhiên, nghề ương nuôi cá tai tượng cũng đang đối mặt với rủi ro dịch bệnh, đó là bệnh “sùi bọt cua” là bệnh xảy ra phổ biến trên cá tai tượng trong những năm gần đây và gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi cá.
Trong hoạt động nuôi tôm nói riêng cũng như nuôi thủy sản nói chung, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (80-85%) trong tổng chi phí đầu tư. Mặt khác, việc cho tôm ăn thức ăn dư thừa cũng sẽ làm cho môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, các yếu tố thủy lý hóa biến động mạnh, mầm bệnh có cơ hội phát triển thành bệnh khiến rủi ro nuôi tôm tăng cao.
Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Gần đường giao thông, gần nguồn điện, gần nguồn cá giống,…