Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.
Theo Quyết định 2234, định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết việc làm. Xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ của quốc gia; đảm bảo đáp ứng từ 25-30% nhu cầu con giống thủy sản nước mặn, lợ của cả nước, trong đó có từ 50-60% có con giống thủy sản chất lượng cao. Phát triển giống thủy sản theo hướng đa dạng các đối tượng nuôi, trong đó tập trung sản xuất các đối tượng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ lớn như: tôm sú, tôm chân trắng, các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển có giá trị kinh tế, đảm bảo nhu cầu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Khôi phục lại các khu vực trồng rừng ngập mặn để cải thiện môi trường vùng nuôi.
Mục tiêu, phấn đấu đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.126 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 1.266 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 19.068 tấn, trong đó sản lượng tôm 9.019 tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.354 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 919 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 23.737 tấn, trong đó sản lượng tôm 11.575 tấn.
Sản xuất giống, đến năm 2015 sản lượng con giống được 17,2 tỷ con, gồm: 16,5 tỷ con tôm giống (11,5 tỷ tôm chân trắng và 5 tỷ tôm Sú); giáp xác khác 0,1 tỷ con; giống nhuyễn thể 0,5 tỷ con; giống loài cá biển 0,01 tỷ con; giống cá nước ngọt 0,1 tỷ con. Đến năm 2020, sản lượng con giống 21,2 tỷ con, gồm: 20 tỷ con tôm giống (14 tỷ tôm chân trắng và 6 tỷ tôm sú); giống các loài giáp xác khác 0,2 tỷ con; giống nhuyễn thể 0,7 tỷ con; giống loài cá biển 0,02 tỷ con; giống cá nước ngọt 0,28 tỷ con.
Đối với cơ sở sản xuất giống: Có 40% cơ sở giống đáp ứng tiêu chí Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), trong đó có 10% cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP).
Quy hoạch cũng nêu ra các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng, giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, khuyến ngư; giải pháp tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về vốn đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.