Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phạt tù nếu dùng chất cấm

Phạt tù nếu dùng chất cấm
Tác giả: H.Giang - B.Nguyên - D.Linh
Ngày đăng: 08/04/2016

Mức xử phạt như vậy sẽ khiến một số trại, cơ sở có sử dụng chất cấm chùn tay, những trang trại chăn nuôi an toàn bớt đi nỗi lo người tiêu dùng quay lưng lại với thịt heo.

* Khó “né” tội

Theo Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, trong quý I-2016, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 70 trang trại nghi ngờ, lấy 70 mẫu đưa đi xét nghiệm chất cấm chỉ phát hiện 2 mẫu dương tính. So với cùng kỳ năm trước thì tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Đồng Nai vẫn bất an vì người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe, chỉ cần phát hiện một vài trang trại, cơ sở giết mổ dùng chất cấm là giá heo hơi tuột dốc và thương hiệu heo Đồng Nai nhiều năm gầy dựng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm chất cấm tại trang trại chăn nuôi huyện Vĩnh Cửu.

Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- phát triển nông thôn, cho hay: “Hơn 3 năm nay, Đồng Nai liên tục kiến nghị Chính phủ tăng mức xử phạt với các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ có sử dụng chất cấm gấp 4-5 lần. Nếu vi phạm nghiêm trọng phạt tù mới dẹp tận gốc”. Nhận thấy vấn đề sử dụng chất cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, ngành chăn nuôi, Chính phủ trình Quốc hội và đưa vào Bộ luật Hình sự để xử phạt.

“Từ năm 2015, Đồng Nai đã siết chặt việc kiểm tra chất cấm tại các trang trại, cơ sở giết mổ và doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trường hợp phát hiện dùng chất cấm, chúng tôi công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng nên hiện tình trạng dùng chất cấm có giảm. Song sau khi xử phạt hành chính, thường không thể chuyển giao cho công an để truy rõ nguồn gốc vì chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện” - ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, cho biết. Nhưng theo ông Quang, từ ngày 1-7-2016, Bộ luật Hình sự có hiệu lực, các trang trại, cơ sở dùng chất cấm dễ dàng bị truy ra nguồn gốc và mức xử phạt khá “nặng tay” khiến các cơ sở dùng chất cấm chùn tay.

* Siết chặt hơn

Nạn sử dụng chất cấm đã gây tác hại khôn lường cho cả ngành chăn nuôi và người tiêu dùng, nên nhiều năm qua chính quyền Đồng Nai luôn nỗ lực hết mình trong cuộc chiến gian nan này. Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh cũng đã giảm, song vẫn còn một số trang trại, cơ sở giết mổ vì lợi nhuận lén lút sử dụng.

Theo Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Phạm Anh Dũng, nguyên nhân chính khiến tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn tồn tại, chưa dẹp được tận gốc là do mức xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe. Từ đó, một số chủ lò mổ lậu vẫn lén lút, bất chấp quy định pháp luật để sử dụng. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Thời gian qua, hiệp hội thường xuyên tổ chức các hội thảo mời các trang trại, thương lái trên địa bàn tỉnh đến tham gia và nói về tác hại của chất cấm. Nhiều chủ trang trại, thương lái đã tham gia ký kết nói không với chất cấm. Song vẫn còn một số ít trang trại vì lợi nhuận đã lén lút dùng chất cấm gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu heo của Đồng Nai”. Nhưng ông Đoán cũng bày tỏ thêm, mới đây Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol, vì đây là các nguyên liệu sản xuất thuốc đang bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi để tạo nạc, cộng với mức xử phạt khá nặng có hiệu lực từ đầu tháng 7-2016, việc dẹp tận gốc chất cấm trong chăn nuôi sẽ dễ dàng hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã vào hội nhập sâu, ngành bị ảnh hưởng lớn nhất là chăn nuôi. Tới đây khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nếu người chăn nuôi tại Đồng Nai và cả nước không đặt vấn đề chất lượng, năng suất, hạ giá thành lên hàng đầu rất dễ bị thịt ngoại đẩy đến bờ vực thẳm của phá sản.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, từ đầu tháng 7 tới, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự. Trong điều 317 của Bộ luật Hình sự quy định, các cá nhân, tổ chức sử dụng hóa chất, phụ gia bị cấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt hành chính từ 50 - 200 triệu đồng, phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử phạt đến 1 tỷ đồng và phạt tù 20 năm.


Có thể bạn quan tâm

Người trồng mắc ca đang hái trái ngọt Người trồng mắc ca đang hái trái ngọt

Hiện nay, tới thăm các trang trại trồng mắc ca có thể thấy người nông dân (ND) đang thực sự hưởng niềm vui "trái ngọt" sau một thời gian dành tâm huyết cho giống cây mới.

08/04/2016
Nếp Phú Tân thắng lợi kép Nếp Phú Tân thắng lợi kép

Diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2015 – 2016 của huyện Phú Tân (An Giang) là 23.433 ha, chủ yếu 3 loại giống.

08/04/2016
Nhập gà trung quốc nguy cơ dân ăn thịt rác, người nuôi mất nghiệp Nhập gà trung quốc nguy cơ dân ăn thịt rác, người nuôi mất nghiệp

Xung quanh thông tin mở cửa cho gia cầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam, các chuyên gia đã bày tỏ lo lắng trước nguy cơ ngành chăn nuôi gia cầm gặp “đại họa”.

08/04/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.