Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn

Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn
Publish date: Tuesday. October 7th, 2014

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

Nguồn nguyên liệu không ổn định

Trong 8 tháng năm 2014, cả nước đã nhập khẩu lượng thức ăn gia súc và nguyên liệu trị giá 2,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu cho Việt Nam là Achentina (chiếm 33% thị phần), Hoa Kỳ (13,9%) và Trung Quốc (10,7%).

Ngoài ra, ngành chăn nuôi vẫn phải chịu 5% thuế VAT, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam cao hơn so với thế giới, nên không thể cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Để giảm bớt chi phí đầu vào, hiện một số trang trại chăn nuôi lớn đã áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn.

Ông Nguyễn Trọng Long, Chủ nhiệm HTX Hoàng Long (Thanh Oai) cho biết, trang trại có 4.000 con lợn, trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 860 tấn thịt và 1.000 con giống cho thị trường, bình quân mỗi ngày tiêu tốn 6 tấn thức ăn. Trong những năm qua, giá thực phẩm giảm liên tục, trang trại chăn nuôi không có lãi, do đó HTX đã đầu tư mua một máy trộn thức ăn về tự sản xuất, bước đầu cho hiệu quả, giảm 10% so với giá thành thức ăn của nhà máy cung cấp.

Ông Long cho biết, nuôi con lợn nặng khoảng 1 tạ, nếu vừa sử dụng thức ăn của nhà máy, vừa sử dụng thức ăn tự phối trộn sẽ rẻ hơn được 370 nghìn đồng/con. Khó khăn nhất đối với việc sử dụng thức ăn tự phối trộn là nguồn nguyên liệu (cám, gạo, ngô) không ổn định, giá cả thay đổi liên tục. Ngoài ra, do kỹ thuật chưa cao, nên thức ăn chưa đạt chất lượng tốt nhất.

Việc sử dụng thức ăn tự phối trộn bước đầu mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, nhưng việc sử dụng các loại nguyên liệu làm thức ăn cần phải dựa trên 3 yếu tố là: Chất lượng, nguồn cung ổn định và giá cả cạnh tranh. Nếu không sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả và không mang lại hiệu quả cả về chất lượng và giá thành sản phẩm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Không những thế, nếu mua phải nguyên liệu bị nấm, mốc thì làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguồn cung, nhất là ngô không bảo đảm cho các trang trại tự sản xuất thức ăn. Trung bình một năm cả nước thu hoạch khoảng 4,6 - 4,8 triệu tấn ngô, không đủ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Vì vậy, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn ngô từ các nước trên thế giới. Ngoài ra, do các nhà máy xay xát hoạt động dựa vào nhu cầu thị trường, nên lượng tấm dùng làm thức ăn chăn nuôi không còn nhiều như các năm về trước. Hơn nữa, giá gạo và tấm của Việt Nam thường có sức cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, nên thường xuất sang các nước láng giềng, gây ra tình trạng thiếu cục bộ nguồn cung nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi.

Quy hoạch vùng trồng nguyên liệu

Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Lê Bá Lịch cho rằng, để hạn chế việc mỗi năm Việt Nam nhập 3 - 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các nước, trong thời gian tới Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc mua máy móc, các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Các địa phương cần quy hoạch vùng trồng nguyên liệu sử dụng trong chăn nuôi như ngô, lúa, bao gồm quy hoạch cả về diện tích và chủng giống cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để có năng suất cao và bảo đảm các loại nguyên liệu này sản xuất ra rẻ hơn 10% so với mua thức ăn do nhà máy nước ngoài sản xuất.

Các trang trại khi làm thức ăn tự phối trộn phải bổ sung đầy đủ các chất và nguyên liệu: Gạo, ngô, khoai để thức ăn đạt chất lượng; tuyên truyền cho người chăn nuôi thấy được giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự phối trộn, có thể thay thế được các loại thức ăn mua của nhà máy.


Related news

Nông dân cần chủ động phòng, chống các loại sâu bệnh gây hại trên khoai lang Nông dân cần chủ động phòng, chống các loại sâu bệnh gây hại trên khoai lang

Trong những năm qua, khoai lang trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế giúp cải thiện cuộc sống của một số người dân tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp), diện tích trồng khoai tập trung nhiều ở các xã: Phú Long, Tân Phú, Hòa Tân.

Wednesday. April 15th, 2015
Thừa Thiên Huế cấp chứng chỉ cho rừng trồng Thừa Thiên Huế cấp chứng chỉ cho rừng trồng

Gần 329 ha rừng trồng của 57 hộ dân tại xã Lộc Bổn (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) được cấp chứng chỉ rừng (CCR) thí điểm thông qua Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3). Lợi ích

Wednesday. April 15th, 2015
Trồng sắn dây thâm canh Trồng sắn dây thâm canh

Trung bình mỗi sào sắn dây cho thu 1,4 tấn củ. Với giá bán trung bình từ 9.000 - 10.000 đ/kg, trừ chi phí, nông dân thu lãi 10 - 12 triệu đ/sào.

Wednesday. April 15th, 2015
Hiệu quả mô hình Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp (Nam Định) Hiệu quả mô hình Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp (Nam Định)

Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp, xã Hồng Thuận (Giao Thủy, Nam Định) được thành lập từ đầu năm 2014 trên cơ sở hình thành từ cơ sở sản xuất nấm Tuấn Hiệp.

Wednesday. April 15th, 2015
Hồ tiêu mất mùa, giá cao doanh nghiệp vẫn khó thu mua Hồ tiêu mất mùa, giá cao doanh nghiệp vẫn khó thu mua

Hiện nay, mặc dù giá hạt tiêu đang cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng người trồng tiêu và kinh doanh mặt hàng này không vui.

Wednesday. April 15th, 2015