Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Tôm - Lúa Mang Lại Lợi Ích Kép

Phát Triển Mô Hình Tôm - Lúa Mang Lại Lợi Ích Kép
Ngày đăng: 12/11/2012

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Xu Thế Phát Triển

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mô hình tôm - lúa ở khu vực này đã nhen nhóm cách đây hàng chục năm khi người trồng lúa thấy tôm, cá phát triển tốt trong ruộng lúa và đem lại sản lượng đáng kể sau mỗi vụ thu hoạch.

Tuy nhiên, mô hình này dần bị lãng quên và người dân chuyển sang độc canh con tôm khi việc trồng lúa tỏ ra kém hiệu quả do giống lúa dễ bị sâu bệnh, năng suất thấp, trong khi lợi nhuận của con tôm trong thời điểm này rất cao, ít rủi ro dịch bệnh.

Qua nhiều năm nuôi tôm thâm canh liên tục, ao tôm bị lão hóa, mầm bệnh ngày càng nhiều, nghề nuôi tôm bộc lộ nhiều rủi ro thì một số nông dân lại nghĩ đến việc đưa cây lúa trở lại luân canh với con tôm. Lúc này, hiệu quả mang lại thật bất ngờ vì môi trường ao nuôi tôm được cải thiện, mô hình tôm - lúa mang lại hiệu quả cao. Đáng chú ý, từ khi một vài địa phương tìm ra được các giống lúa mới cho phẩm chất gạo ngon cơm, năng suất cao thì mô hình này liên tục được mở rộng.

Tại Sóc Trăng, mô hình tôm - lúa được hình thành đầu tiên tại huyện Mỹ Xuyên với diện tích chỉ vài chục ha, sau đó đã nhanh chóng mở rộng ra 8.000 ha vào năm 2009, rồi phát triển mạnh tới 19.000 ha hiện nay và mở rộng sang các địa phương khác trong tỉnh, hình thành vùng sản xuất tôm - lúa theo hướng liên kết, bền vững.

Cùng lúc đó, nông dân các tỉnh ven biển: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh cũng bắt tay với mô hình tôm - lúa có hiệu quả.

Hiện nay, Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến lớn nhất ĐBSCL với diện tích lên tới 66.000 ha. Gần đây, mô hình độc canh nuôi tôm tỏ ra kém hiệu quả do dịch bệnh tăng cao nên nhiều hộ đã chuyển sang hệ thống luân canh tôm - lúa, nhờ đó nhiều hộ đã trở nên khá, giàu với mô hình sản xuất bền vững.

Trên cơ sở sản xuất thực tế, ngành Nông nghiệp tỉnh này cũng đã đề xuất quy trình sản xuất tôm - lúa thích hợp với những giống lúa chất lượng cao (OM2517, OM900, AS996, OM6162, ST5), tôm giống sạch bệnh, nuôi với mật độ thưa.

Là tỉnh có diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến lớn thứ 2 với diện tích 43.000 ha, Cà Mau cũng đang hướng tới mô hình sản xuất tôm - lúa bền vững với những kết quả bước đầu khả quan. Nhiều mô hình sản xuất thực tế cho thấy, nếu nuôi độc canh tôm quanh năm thì năng suất tôm chỉ đạt từ 250 - 400 kg tôm/ha, nhưng nếu luân canh tôm - lúa thì năng suất tôm bình quân cao hơn từ 50 - 100 kg/ha, cộng với 3,5 tấn lúa sạch, chi phí thấp.

Tiền Giang có 4.000 ha nuôi tôm, trong đó có 2.000 ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Trong vụ tôm năm 2010 và 2011, một số hộ nuôi tôm ở huyện Tân Phú Đông đã xuống giống lúa mùa địa phương (giống lúa Hai Bông) năng suất đạt mỗi vụ bình quân từ 3 - 3,2 tấn/ha.

Trong khi đó, kết quả thử nghiệm trồng một số giống lúa chất lượng cao luân canh với nuôi tôm của Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông cho thấy 2 giống lúa OM 4900 và OM 6796 đạt năng suất mỗi vụ từ 6 - 7 tấn/ha.

Trên cơ sở này, UBND huyện Tân Phú Đông đã đề nghị tỉnh hỗ trợ 66,7 tấn lúa giống OM 4900 và OM 6976 cho hai xã Phú Tân và Phú Đông để góp phần thay đổi tập quán sản xuất, giải quyết một phần vốn đầu tư sản xuất cho hộ nghèo; đồng thời nhân rộng mô hình tôm - lúa theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Mang Lại Lợi Ích Kép

Tại hội nghị bàn về việc sản xuất tôm - lúa ven biển ĐBSCL được tổ chức tại Sóc Trăng vừa qua, PGS-TS. Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết,Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trên thế giới có điều kiện thuận lợi cho việc vừa nuôi tôm và trồng lúa trong cùng một vùng.

Nhiều chuyên gia ngành Nông nghiệp cho biết, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra sự “xung đột” nào trong quá trình sản xuất mà còn mang lại lợi ích kép. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, đến khi mưa xuống nước ngọt trở lại thì tích trữ trồng lúa. Thực tế đã chứng minh, khi hệ thống luân canh tôm - lúa xuất hiện thì nước mặn được đưa vào nuôi tôm, rồi sau đó chuyển sang vụ lúa thì cả hai đối tượng này đều phát triển tốt.

Trong hệ thống canh tác tôm - lúa, sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa trở nên màu mỡ, nên người trồng lúa chỉ bón một lượng nhỏ phân là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người thực hiện mô hình phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm từ 70 – 80% theo khảo sát của ngành Nông nghiệp Kiên Giang). Vì vậy, trồng lúa trong mô hình này có chi phí thấp, lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa sẽ giúp nền đáy ao được khoáng hóa, giảm thiểu các chất độc trong ao tôm, hạn chế được tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn lâu dài, cắt mầm bệnh trên tôm, môi trường ao tôm ổn định, nên trong vụ tôm cũng không cần phải sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất để phòng, trị bệnh trên tôm, dẫn đến chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận vì thế cũng tăng cao.

Mặt khác, một lợi ích khác không kém phần quan trọng đó là hệ thống canh tác tôm - lúa giúp hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); từ đó giúp nâng cao giá trị hàng hóa cho cả tôm và lúa.

Mô hình luân canh tôm - lúa cũng giải quyết được vấn đề nguồn nước tự nhiên ô nhiễm do chất thải trong nuôi tôm, lão hóa vùng nuôi tôm do đất bị ngập mặn trong thời gian dài, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm, từ đó giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững. 
Theo Cục Trồng trọt, tiềm năng mở rộng diện tích mô hình luân canh tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL có thể đạt đến 200.000 ha. Hiện tại, diện tích luân canh tôm - lúa trong khu vực đạt 160.000 ha, dự kiến đến năm 2015 đạt 180.000 ha và ổn định 200.000 ha vào năm 2020. Khi đó, sản lượng lúa từ mô hình sản xuất này sẽ đạt 800.000 tấn, đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng lúa sản xuất của toàn vùng.


Có thể bạn quan tâm

Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu "Mạnh Ai Nấy Làm"

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

25/11/2013
Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

25/11/2013
Tỷ Phú Cá Lồng Tỷ Phú Cá Lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

26/11/2013
Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.

26/11/2013
7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản 7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản

Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

26/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.