Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Chăn Nuôi Bò Giải Quyết Việc Làm, Tạo Thu Nhập Mới Trong Nông Thôn

Phát Triển Chăn Nuôi Bò Giải Quyết Việc Làm, Tạo Thu Nhập Mới Trong Nông Thôn
Ngày đăng: 06/08/2014

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn  tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Trong gần chục năm trở lại đây, số hộ chăn nuôi bò phục vụ cày kéo đã giảm đáng kể, chỉ còn chiếm khoảng 20-30%, chủ yếu nuôi bò sinh sản, bò thực phẩm. Nghĩa là gia đình nuôi vài ba nái bò; bò nái được chọn lựa kỹ, hầu hết là bò lai, có 25-50% máu  zêbu; được lai tạo trực tiếp với bò đực ngoại, hoặc thụ tinh nhân tạo để sinh ra con lai.

Nếu là bê cái tiếp tục chọn lựa làm nái nền sinh sản, còn bò đực bán làm thực phẩm. Trừ số ít trang trại, những nơi có điều kiện đồng, bãi chăn thả quy mô lớn, còn hầu hết nuôi kết hợp chăn thả truyền thống với trồng cỏ, trữ rơm rạ  lấy thức ăn, cho ăn thêm thức ăn tinh.

Với cách nuôi này, những hộ không có điều kiện lao động đi chăn thả thường xuyên, nhưng chỉ  bố trí một số diện tích đất vườn, đất ruộng thích hợp để trồng cỏ là vẫn chăn nuôi được một hai nái bò. Đồng chí Cao Ngọc Hoành - Chủ tịch UBND xã Cao Xá cho biết: Là xã đồng bằng có gần 3.000 hộ, đất chật, người đông nhưng hiện toàn xã thường xuyên có trên 1.000 con bò, chủ yếu là bò lai sind.

Tuy so với thời dùng trâu bò làm sức kéo, số lượng đã giảm nhiều, nhưng  bình quân hơn hai hộ có một con bò, chủ yếu là bò sinh sản để bán bò giống và bò thịt. Người dân chăn thả tự nhiên rất ít, mà chủ yếu nuôi bằng cỏ trồng kết hợp thức ăn tinh. Bò sinh ra chỉ sau 8 tháng đến một năm là xuất bán. Hạch toán sơ bộ, một hộ nuôi bò sinh sản bình quân mỗi năm xuất bán từ 0,8 đến 1 con bò giống.

Giá cả tùy thuộc thị trường, nhưng một con bê cái đẹp có thể thu về trên chục triệu, bò đực bán thực phẩm cũng có thể đạt trên dưới chục triệu đồng, thu nhập hơn nuôi lợn. Thấy rõ hiệu quả chăn nuôi bò, nhiều năm qua tỉnh đã đưa phát triển đàn bò vào chương trình nông nghiệp khuyến khích phát triển có chính sách đầu tư kỹ thuật, hỗ trợ giống, phòng trị bệnh.

Chỉ tính nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật cho chăn nuôi trong 5 năm qua xấp xỉ 30 tỷ đồng, riêng hỗ trợ bò đực giống đã đảm bảo mỗi xã  trong vùng chăn nuôi có từ 1-3 bò lai, thỏa mãn nhu cầu lai tạo. Hàng năm các chương trình tiêm phòng bệnh cơ bản được đầu tư thỏa đáng qua đó tạo điều kiện để các hộ phát triển.

Đặc biệt phong trào trồng cỏ, ngô dày làm thức ăn thô xanh đã mở rộng khắp nơi, tạo điều kiện để chăn nuôi gia súc phát triển. Những địa phương có tổng đàn nhiều, tỷ lệ bò lai cao là: Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Lâm Thao…

Nhiều tổ chức, đoàn thể đưa vào chương trình giảm nghèo bằng cách đầu tư bò để hộ nghèo nuôi chia nên càng có cơ phát triển. Những hộ chăn nuôi quy mô lớn, theo cách lập trang trại, gia trại chủ yếu ở địa bàn có điều kiện đồng bãi chăn thả. Nhiều năm nay thị trường đầu ra rất thuận lợi, giá ổn định.

Dù ở bất kỳ địa bàn nào đã có bò thịt, bò giống đều được thương lái tìm đến mua hết, giá hợp lý. Một số hộ còn đi mua gom bò gầy, bò nhỏ về tẩy giun, sán, vỗ béo bán giá cao hơn.

Cách chuyển hướng chăn nuôi này đã góp phần nâng cao chất lượng đàn bò. Năm 2011, đàn bò cả tỉnh có trên 100 ngàn con, trong đó bò lai sind chiếm trên 43%, sản lượng thịt hơi 9.000 tấn; năm 2012-2013 trong tổng đàn giảm xuống còn trên 90 ngàn con, nhưng tỷ lệ giống lai sind tăng lên chiếm gần 65-70%, nên sản lượng thịt hơi trên dưới 7.000 tấn, từ đó góp phần tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành từ 33,6% năm 2009 lên  trên 40% vài năm nay.  

Tuy chăn nuôi bò đang là xu hướng phát triển tốt ở nhiều hộ, nhưng hiệu quả chăn nuôi, nhất là ứng dụng biện pháp kỹ thuật phát triển chưa đều giữa các vùng.

Trong khi các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Việt Trì, Cẩm Khê, Đoan Hùng… tỷ lệ bò lai chiếm từ 70-90% tổng đàn, thì các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba... tỷ lệ bò lai mới chiếm 35-55%. Đặc biệt, một số vùng đồng bào dân tộc ít người còn chăn thả theo lối truyền thống, chưa chú ý  phòng, chống  nên còn để dịch bệnh phát sinh, bò chết rét gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Với một tỉnh miền núi, có điều kiện đồng bãi chăn thả, lao động dồi dào, trong nhiều năm tới chăn nuôi bò vẫn là hướng phát triển chủ đạo để tăng giá trị sản xuất. Hướng phát triển tích cực áp dụng kỹ thuật tiên tiến về giống, thú y, kết hợp giữa nuôi truyền thống với đầu tư thâm canh bằng trồng thức ăn thô, xanh, thức ăn tinh.

Cùng với chăn nuôi nhỏ lẻ những địa phương có điều kiện nên khuyến khích tạo điều kiện để các hộ có khả năng lập gia trại, trang trại chăn nuôi lớn, xây dựng công trình biogas xử lý môi trường tạo nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường cao cấp.


Có thể bạn quan tâm

Bồi Dưỡng Kiến Thức Kinh Doanh Quy Mô Hộ Gia Đình Bồi Dưỡng Kiến Thức Kinh Doanh Quy Mô Hộ Gia Đình

Sáng 11/12, Sở Công thương Bắc Kạn phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng "Kiến thức kinh doanh quy mô hộ gia đình" cho 151 học viên là các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

17/12/2014
Dong Riềng Được Mùa, Được Giá Dong Riềng Được Mùa, Được Giá

Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn của tỉnh với khoảng 455ha. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung thu hoạch dong riềng. Mặc dù so với năm 2013, diện tích trồng dong của huyện có giảm nhưng lại là vụ thắng lợi đối với người trồng dong bởi củ dong vừa được mùa lại vừa được giá.

17/12/2014
Chợ Đồn Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Chợ Đồn Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

17/12/2014
Rộn Ràng Mùa Cam Rộn Ràng Mùa Cam

Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.

17/12/2014
Nhiều Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Nhiều Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.

17/12/2014