Phát Triển Cánh Đồng Mẫu Lớn
Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.
Cũng như các địa phương khác, sau nhiều năm triển khai sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu nhưng mãi đến cuối năm 2010, khi Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa, nhà máy xay xát, chế biến gạo, kho dự trữ tại xã Vĩnh Bình, nông dân được “tai nghe mắt thấy” mới thật sự tin tưởng, nhiệt tình tham gia sản xuất “Cánh đồng mẫu lớn”. Hệ thống sấy của AGPPS có công suất 500 tấn/ngày và kho chứa khoảng 100.000 tấn/năm, tương ứng với diện tích 15.000 héc-ta.
Vụ đông xuân 2010 - 2011, AGPPS cùng với ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương đã tiến hành triển khai tại xã Vĩnh Bình và Vĩnh Nhuận với tổng diện tích 723 héc-ta, đến vụ đông xuân 2012 - 2013, diện tích lúa sản xuất trong “Cánh đồng mẫu lớn” tăng lên 2.358 héc-ta tại 7 xã: Vĩnh Bình, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Vĩnh An, Tân Phú, Cần Đăng và Vĩnh Lợi. Theo kỹ sư Châu Ngọc Thi, tổng cộng có 4.642 lượt nông dân tham gia sản xuất 10.073 héc-ta và “Cánh đồng mẫu lớn” đang mở rộng, bởi mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, năng suất lúa tăng thêm từ 200-300 kg/héc-ta so với năng suất lúa bình quân của huyện, giảm chi phí sản xuất khoảng 3 - 4 triệu đồng/héc-ta, nhờ áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm”.
Thành công bước đầu của mô hình hợp tác sản xuất lúa “Cánh đồng mẫu lớn” là sự nỗ lực rất lớn của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tham gia thực hiện. Đầu mỗi vụ lúa, theo yêu cầu của doanh nghiệp, mỗi vùng sản xuất 1-2 giống lúa, vận động nông dân tham gia mô hình thực hiện, áp dụng quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, khi nông dân đồng ý, AGPPS cử cán bộ FF đến từng hộ nông dân ký hợp đồng.
Phía doanh nghiệp cung ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa xác nhận cho nông dân, cán bộ FF trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, cùng nông dân chăm sóc lúa, xử lý dịch hại đến khi lúa chín. Chuẩn bị thu hoạch, đưa bao cho nông dân đựng lúa, hỗ trợ phương tiện đến ruộng chở lúa về nhà máy sấy, cho gởi vào kho miễn phí một tháng, nông dân chờ giá thích hợp quyết định bán lúa.
Điển hình về mô hình sản xuất lúa “Cánh đồng mẫu lớn” vụ đông xuân 2012 - 2013 tại xã Vĩnh Nhuận do Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với AGPPS và Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Châu Thành triển khai. Cánh đồng có diện tích 217,4 héc-ta của 116 hộ nông dân sản xuất 3 bộ giống: Jasmine, OM 4218 và OM 7347.
Kỹ sư Nguyễn Minh Chương, Phó ban Điều hành Chương trình Cùng nông ra đồng của AGPPS cho biết: Trong suốt vụ lúa, AGPPS phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức 8 đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, từ khâu làm đất, xử lý hạt giống, gieo sạ, xử lý dịch hại đến thu hoạch. Lực lượng “ba cùng” tham gia với nông dân trên cánh đồng, kịp thời hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Thậm chí, một số khâu, lực lượng “ba cùng” còn hỗ trợ cho nông dân trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút các côn trùng nhằm giảm thiểu dịch bệnh gây hại lúa. Các cán bộ kỹ thuật của Chi cục, Trạm bảo vệ thực vật và lực lượng “ba cùng” kết hợp bà con nông dân kiểm tra, đo đếm từng mét vuông lúa để xác định mức độ xuất hiện của rầy nâu và các loại sâu gây hại xem có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa không, có làm ảnh hưởng đến năng suất lúa không? Đồng thời hướng dẫn nông dân ghi chép sổ sách đầy đủ thông tin sản xuất để so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra quyết định hợp lý khi sử dụng phân bón và nông dược… Kết quả sản xuất, năng suất lúa đạt 7,4 tấn/héc-ta, bán lúa khô giá 5.600 đồng/kg, tổng thu được 41,440 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất (20,964 triệu đồng/héc-ta), nông dân có lãi 20,475 triệu đồng/héc-ta (lãi 50%).
Thắng lợi vụ đông xuân 2012 - 2013 nên vụ hè thu 2013 này, “Cánh đồng mẫu lớn” tại Vĩnh Nhuận tiếp tục duy trì diện tích 214 héc-ta của 114 hộ nông dân tham gia sản xuất 2 bộ giống lúa OM 4218 và OM 7347. Ban Điều hành xây dựng mô hình liên kết sản xuất “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang triển khai phong trào thi đua trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch chống lại các côn trùng gây hại lúa. Kỹ sư Châu Ngọc Thi cho biết: Năm 2013 này, Châu Thành quyết tâm mở rộng “Cánh đồng mẫu lớn” toàn huyện lên 6.000 héc-ta.
Có thể bạn quan tâm
Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.
Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.
Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.
Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…