Phất lên nhờ đưa thỏ đi Nhật
Người mà chúng tôi đang nói đến là ông Nguyễn Văn Nguyên, ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động (Việt Yên, Bắc Giang). Cách đây 10 năm, thấy nghề chăn nuôi gà, vịt, cá có triển vọng, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư. Từ sự thành công với con lợn, gà, năm 2010 ông tiếp tục thử nghiệm với mô hình nuôi cá đa canh (trắm, chép, chim, trôi, mè), trên diện tích 7ha mặt nước. Nếu chỉ tính riêng cá, mỗi năm ông thu khoảng 40 tấn, được hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 500 triệu đồng.
Đặc biệt, thời gian gần đây nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nên ông chủ yếu tập trung vào 3 loại là trắm đen, chép và cá chim trắng, nhất là trắm đen được xếp vào loại đặc sản có giá khá cao. “Tôi nuôi lợn, gà, cá đều theo phương pháp bán công nghiệp, nên chất lượng thịt rất thơm ngon. Nhờ đó đã được Công ty SamSung (Bắc Ninh) đặt hàng thường xuyên để nấu ăn cho công nhân, với giá nhỉnh hơn 1 – 2 giá so với thị trường”- ông Nguyên khoe.
Nuôi thỏ cho người Nhật ăn
Nuôi lợn gà “phổ thông” tuy nhiều về số lượng, nhưng lại kém về giá trị, cũng bởi vậy ông đã tự tìm cho mình một hướng đi mới là, nuôi thỏ xuất khẩu đi Nhật Bản. Ông Nguyên cho biết, ông “kết” mô hình nuôi thỏ từ rất lâu và cũng đã nhiều lần bỏ tiền đi khắp Nam, Bắc để học hỏi kinh nghiệm, nhưng vẫn không dám nuôi, chỉ vì đầu ra bấp bênh.
Theo ông Nguyên, thỏ rất dễ nuôi, sinh sản nhanh, song đây vẫn còn là món ăn xa lạ với các bếp ăn, nhà hàng, khách sạn và người dân, do đó đầu ra còn hạn chế. Đến năm 2012 ông đã quyết định nuôi thỏ, bởi theo ông nuôi thỏ có mấy cái lợi: Đầu tư ít, lợi nhuận cao, quay vòng vốn nhanh; Không cần nhiều diện tích; Dễ nuôi, ít bệnh tật, hạn chế rủi ro và dù sao đây vẫn là con đặc sản, nên đầu ra cũng sẽ dễ hơn.
Nghĩ là làm, lúc đầu ông đầu tư 50 đôi thỏ, dần dần tăng lên 200 – 300 đôi, lúc nhiều nhất lên đến 800 đôi và khoảng 200 đôi bố mẹ. Để có đầu ra, ông đến các nhà hàng, khách sạn, các bến ăn tập thể lớn tiếp thị. Lúc đầu khách còn e dè, ông cho dùng thử chưa lấy tiền và nhờ sản phẩm chất lượng, nên dần ông đã được người tiêu dùng lựa chọn.
Thỏ giống hiện có giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Thức ăn cho thỏ cũng rất đơn giản, có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả. Còn về sinh sản, mỗi năm thỏ có thể đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 7 con. Nuôi 3 tháng trọng lượng đạt 2,5 - 3kg/con là thịt được. Thịt thỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng, lông và da để làm áo, mũ, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi tháng gia đình ông xuất 2 tấn thỏ giống và thương phẩm ra các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá… Trừ chi phí, thu lãi hơn 800 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên với thu nhập hơn 3 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2013, một tin vui nữa đến với ông và người nuôi thỏ, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc, khi Công ty Dược phẩm Nippon Zonki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học Konshi Việt Nam, tại khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Với công suất thiết kế lên đến 2 triệu con thương phẩm/năm, một lần nữa thúc đẩy ông và các hộ nuôi thỏ trên địa bàn tăng đàn.
Mỏ “vàng trắng” mới hé lộ
Ông Nguyên cho biết thêm, đây là một dự án của Nhật Bản nhằm tạo vùng nguyên liệu, nên họ đã đầu tư tới 1,2 tỷ đồng để phát triển đàn thỏ ở Bắc Giang. Trong đó các hộ tham gia dự án, được hỗ trợ về con giống (giống thỏ New Zealand), kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ đầu ra.
Ông Nguyễn Văn Nguyên thành công nhân trong trang trại.
“Họ hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc, để có được những con thỏ vừa đảm bảo về hình dáng, trọng lượng và đặc biệt là “sạch bệnh, sạch dư tồn hoóc môn tăng trưởng. Lúc đầu chưa nắm rõ kỹ thuật, nên số thỏ xuất chuồng chỉ đạt 70%, nhưng bây giờ đàn thỏ của tôi lứa nào cũng đạt 80 – 85%, số còn lại vẫn có thể nhập cho các nhà hàng” – ông Nguyên cho hay.
Bà Nguyễn Thị Hiền – Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Bắc Giang) cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 270 hộ nuôi thỏ, với tổng đàn khoảng 20 con, tập trung chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Tân Yên, Sơn Động. Hiện giá thỏ thương phẩm giao động từ 70.000 – 90.000 đồng/kg, thỏ giống 120.000 – 150.000 đồng/kg, trừ chi phí người chăn nuôi lão từ 30.000 – 40.000 đồng/kg.
“Đây là loạt vật nuôi được cho là rất hiệu quả và bền vững hiện nay. Bền vững ở hai khía cạnh, thứ nhất về điều kiện nuôi, Bắc Giang hoàn toàn có thể cung cấp đáp ứng 50 – 60% công suất của nhà máy; thứ hai, có thể yên tâm về đầu ra, vì đã có công ty bao tiêu. Vấn đề ở đây là bà con cần nâng cao kiến thức, kỹ thuật, để đáp ứng những tiêu chuẩn do công ty đặt ra. Nếu khai thác tốt, đây sẽ là một động lực tốt để phát triển kinh tế, xây dựng NTM trong tương lai” – bà Hiền nhận định.
Theo GS-TS Đinh Văn Bình – Giám đốc Trại thỏ Việt – Nhật (Ninh Bình), chủ nhiệm Dự án sản xuất, cung cấp thỏ trắng thương phẩm giống New Zealand, đây là một dự án rất khả quan. Bởi sau gần 2 năm hoạt động cho thấy, đối tác làm ăn rất đàng hoàng, chặt chẽ. “Trên thực tế đã có nhiều hộ làm giàu từ việc nuôi thỏ, như ông Nguyên, ông Hoạt… Theo nhẩm tính, một tháng mỗi thỏ nái cho 2 con thỏ đạt tiêu chuẩn, thì Bắc Giang cần có đàn thỏ bố mẹ từ 25.000 – 30.000 con mới đáp ứng đủ 50% lượng thỏ mà nhà máy cần và tương đương với giá trị người dân thu được lên đến hàng chục tỷ đồng, thì khác nào mỏ “vàng trắng” vừa mới hé lộ” – ông Bình chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình trồng lúa theo dự án 3 giảm 3 tăng đang là cơ hội đổi đời của nhiều nông dân ở Cà Mau, sau nhiều năm gắn bó với phương pháp sản xuất lúa theo cách truyền thống.
Từ ngày 12 – 14.11, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân 1,7 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND do T.Ư Hội NDVN ủy thác cho 69 hộ hội viên, ND thuộc 5 xã Phổ Quang, Nghĩa Thương, Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi), Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) và xã Bình Hải (Bình Sơn).
5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng được chăn thả tự nhiên trên diện tích 30ha của Trang trại gà rừng NTC - trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam.
Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cán bộ, công chức có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng DTTS.
Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.