Hà Quảng Hơn 6 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2014, huyện Hà Quảng đầu tư 6 tỷ 506 triệu đồng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trong đó, hỗ trợ 13.606 giống lúa lai (Syn6, Thục hưng 6 và Đại dương 1) thực hiện 453,544 ha, với 2.584 hộ tại các xã: Phù Ngọc, Đào Ngạn, Nà Sác, Trường Hà, Quý Quân, Sóc Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Tổng Cọt và thị trấn Xuân Hòa; hỗ trợ 204,099 tấn phân bón NPK.
Thực hiện mô hình nuôi lợn nái 200 con cho 3 xã: Lũng Nặm, Vân An, Thượng Thôn, với tổng số tiền 621 triệu đồng; hỗ trợ 50 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.

Hai anh em nhà họ Trương là: Trương Văn Thanh (31 tuổi) và Trương Văn Phúc (28 tuổi) ngụ ấp 2 (Tân Tây, Gò Công Đông - Tiền Giang) mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng đã làm chủ một trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn, gồm: chim trĩ đỏ, chim công và gà đông tảo. Đây là một trong những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở khu vực nông thôn hiện nay.

Nếu như chỉ nghe giới thiệu, không nhìn tận mắt thì không ai tin trên vùng đất giáp biển như Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, lại phủ kín hoa màu trong suốt hai mùa mưa nắng.

Chỉ có 500m2 đất, nhưng hai nông dân trẻ Dương Văn Long và Lê Ngọc Nghĩa, ở khu phố Phú Hòa, phường Phú Đức (TX. Bình Long) vẫn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng lan Mokara.