Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phất lên nhờ biogas

Phất lên nhờ biogas
Ngày đăng: 24/10/2015

Bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) nhỏ như lòng bàn tay nhưng tập trung tới 36 nóc nhà san sát nhau.

Sở dĩ bản có cái tên đẹp Mai Quỳnh bởi ở đây đa số là các hộ dân di dời từ lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc huyện Quỳnh Nhai về từ năm 2006 (ghép chữ Quỳnh trong Quỳnh Nhai với Mai trong Mai Sơn).

Tiếng là dân miền núi nhưng không chỉ bản Mai Quỳnh mà dân Mường Bon nói chung bây giờ chẳng còn mấy rừng, cây ngô đã leo hết lên tận đỉnh đồi.

 Muốn có cái đun nấu, dân trong bản chẳng còn cách nào khác là phải đi mua củi, hộ nào kinh tế kém hơn thì phải mua trữ lõi ngô phơi khô.

Giá lõi ngôi phơi khô bây giờ chẳng rẻ chút nào, tới 12 nghìn đồng/bao, đun được vài ngày là hết veo một bao.

Không chấp nhận đun lõi ngô thì phải mua gas, giá gas bây giờ có rẻ đi nữa cũng 350 nghìn đồng/bình, đun chưa được một tháng đã thay bình mới.

Cái sự ở rừng nhưng thiếu củi tại Mai Quỳnh nếu không có dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) triển khai từ đầu năm 2014 thì có lẽ sẽ còn gay go.

Trưởng bản Mai Quỳnh, ông Nùng Văn Tấm dẫn tôi đi một vòng quanh bản, con đường trải bê tông sạch bong, nhớ lại: "Là bản tái định cư, đất nông nghiệp ít nên chăn nuôi là cứu cánh chính cho nồi cơm của chúng tôi.

Trước đây, mỗi hộ dù chỉ nuôi trung bình dưới vài chục con lợn nhưng vấn nạn ô nhiễm rất khốn khổ.

Tất cả chất thải đổ dồn hết xuống rãnh thoát nước của trục đường chính trong bản.

“Sau khi hệ thống biogas đi vào hoạt động, gia đình tôi đã tăng đàn lên, chăn nuôi ngày càng phát triển mà không ô nhiễm”, chị Nhan cho biết dự định.

Chỉ sau gần 2 năm triển khai dự án LCASP, hiệu quả đã nhanh chóng lan rộng, đến nay gần như 100% số hộ chăn nuôi trong bản đã lắp đặt hầm biogas.

Không chỉ vấn đề môi trường được khắc phục, chăn nuôi trong bản theo đó cũng có cơ hội phát triển mạnh.

Dẫn chúng tôi thăm dãy chuồng lợn sạch bong, mát rượi cứ như có thể kê giường mà ngủ, chị Lò Thị Nhan (bản Mai Quỳnh) không giấu được phấn khởi cho biết, gia đình mới xuất chuồng hơn 40 đầu lợn thịt, lãi trên 40 triệu đồng.

Theo chị Nhan, vài năm gần đây, tình hình dịch bệnh khá yên ắng, giá lợn lại luôn ổn định, hiện đang ở mức 46 nghìn đồng/kg, mỗi đầu lợn xuất chuồng lãi dễ dàng trên 1 triệu đồng.

Chăn nuôi có lãi khá, nhưng rất cực vì ô nhiễm.

Trước đây khi chưa có hệ thống hầm biogas xử lí chất thải, mỗi gia đình trong bản chỉ dám nuôi hơn chục con lợn là cùng, bởi chẳng biết xử lý ô nhiễm ra sao.

Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay, nhờ dự án LCASP, không chỉ gia đình chị Nhan mà hầu hết các hộ dân trong bản đã có thể tăng đàn nuôi lên gấp đôi trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Tết Sẽ Thiếu Nguồn Cung? Bưởi Tết Sẽ Thiếu Nguồn Cung?

BOX: ĐBSCL hiện có khoảng 11.000 ha bưởi Năm Roi và da xanh. Theo quy hoạch đến năm 2020, các tỉnh ĐBSCL sẽ trồng thêm 25.000 ha bưởi Năm Roi và bưởi da xanh, nhằm phục vụ cho XK. Như vậy sẽ nâng tổng diện tích bưởi đặc sản của vùng ĐBSCL lên 36.000 ha. Trong đó, Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre là 3 tỉnh có diện tích bưởi lớn nhất, chiếm 74% diện tích bưởi toàn vùng.

13/12/2014
Mai, Quất Xuất Vườn Sớm Mai, Quất Xuất Vườn Sớm

Nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, không xảy ra mưa lũ nên mai lá năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh, lá xanh, dáng đẹp nên thương lái xem rất ưng ý. Gía bán mai cũng tăng lên từ 15-20% so với năm ngoái nên nhiều nhà vườn thời điểm này đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng.

15/12/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Xây Dựng Thương Hiệu "Nấm Lạng Giang"

Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.

15/12/2014
Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Mạnh Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Mạnh

Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi.

15/12/2014
Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra

Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

15/12/2014