Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn
Tác giả: Đặng Tấn Bá
Ngày đăng: 27/09/2016

Sinh năm 1964, gia đình anh Bộ có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Cách đây 20 năm anh được cha mẹ cho ra ở riêng với diện tích đất canh tác là 3.000m2 chỉ trồng nhãn. Nhưng do diện tích đất ít, thu nhập không đáng kể, anh Bộ trăn trở tìm hướng đi phù hợp nhằm tăng thu nhập. Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy giá lươn thịt luôn ở mức cao và ổn định nên anh quyết định thực hiện mô hình này.

Được sự ủng hộ của người thân, anh khởi sự nuôi lươn từ năm 2014. Ban đầu anh mua lươn giống từ những trại lươn giống đã thuần dưỡng ở thành phố Hồ chí Minh về thả nuôi nhưng đều thất bại do nguồn lươn giống bị nhiễm bệnh, sức tăng trưởng chậm, quá trình nuôi lươn thường xuyên hao hụt cao. Anh nhận định nếu nuôi bằng con giống tốt sẽ quyết định đến sự thành công của mô hình. Sau khi tham khảo báo, đài anh tự cho sinh sản lươn con, rối lấy lươn giống đó nuôi thành lươn thịt. Thật bất ngờ sau thời gian nuôi 10 tháng anh bắt đầu xuất bán được 1 tấn lươn thịt với giá bán 170.000 đồng/kg, anh thu về 170 triệu đồng.

Anh Bộ cho biết, anh nuôi tổng cộng 10 bể diện tích 1,5x2x1(m), bể được làm bằng bạt nhựa, có hệ thống cấp thoát nước tốt, giá thể 2- 3 tháng đầu là dây ny-lon buộc chùm thả xuống bể, giai đoạn sau đó dùng dây ny-lon kéo từng sợi thành sàn thưa khoảng 4 tầng cách nhau 5-7 cm mỗi tầng, để làm giá thể cho lươn quấn vào. Ban đầu duy trì mục nước là 20 cm, sau tăng dần lên 40- 50 cm, phía trên bể có mái che mưa nắng và phủ bạt kín xung quanh hệ thống nuôi vì lươn nhá,t sợ tiếng động và ánh sáng. Mỗi bể nuôi anh thả tổng cộng 1.000 con lươn giống. Theo anh muốn nuôi thành công thì sau 2-3 tháng phải lựa lươn phân đàn nuôi riêng. Trước khi lựa lươn phải cho lươn nhịn đói 2 ngày và tập trung 2- 3 người lựa lươn để tránh để lâu xây sát lươn.

Theo anh thì để được 1 kg lươn thịt phải tốn 4 kg thức ăn, trong đó tỉ lệ phối trộn là 70% cá và 30% thức ăn viên loại 40% đạm. Trong quá trình nuôi anh thường xuyên bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc tăng trọng vào trong thức ăn. Thời điểm cho lươn ăn vào buổi chiều lúc 4- 5 giờ chiều, sau khi cho ăn 2 giờ phải tiến hành thay nước 100% lượng nước trong bể, để tránh ô nhiễm nguồn nước, giúp lươn ít bệnh. Nguồn nước cấp mà anh sử dụng là 1 ao lắng khoảng 200m2, sâu 1,5m, có thả 1/3 lục bình và thả một ít cá mè trắng. Anh Bộ tính toán giá thành nuôi lươn gồm con giống, thức ăn, thuốc thú y, công… là khoảng 100.000 đồng, thì mỗi kg lươn anh bán ra lãi khảng 70.000 đồng.

Vì nhận thấy vấn đề lươn giống rất quan trọng, giống không chất lượng sẽ ảnh hưởng đến nuôi lươn thịt vì dễ bị dịch bệnh. Để sinh sản lươn anh chủ động làm 2 bạt lót đất, mỗi bạt ngang 2m, dài 6 m, mỗi bạt thả khoảng 26 con lươn bố mẹ. Trung bình mỗi năm, mỗi ô đẻ 15-20 ổ, mỗi ổ trung bình 800 con. Lươn đẻ mạnh vào tháng 5-6 dương lịch, còn những tháng khác đẻ rải rác không tập trung.


Hệ thống nuôi lươn bố mẹ cho đẻ

Trong năm anh thu khoảng 16.000 con lươn bột và sau đó ương lên được 10.000 con lươn giống. Thời gian ương từ lươn bột lên lươn dài 15cm mất khoảng 3 tháng. Trong thời gian này cho lươn con ăn trứng nước, trùn quế bằm, sau đó cho ăn cá xay nhuyễn (có trộn 30% thức ăn), sau khi lươn dài 15cm chuyển qua nuôi lươn thịt. Ngoài nuôi lươn anh còn trồng nhãn, nuôi hàng trăm con rắn ri voi, tổng lợi nhuận trong năm trên 120 triệu đồng.

Anh cho biết sắp tới anh sẽ tăng cường sản xuất con giống bán cho bà con xung quanh nuôi và nâng sản lượng nuôi lươn thịt hàng năm lên từ 2-3 tấn cung cấp ra thị trường. Nhờ mô hình này mà cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn và đóng góp tích cực vào công tác xã hội tại địa phương. Thiết nghĩ đây là mô hình mới hiệu quả cao, cần được nhân rộng trong thời gian tới

Trạm Khuyến nông Cai Lậy – Tiền Giang


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

27/09/2016
Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016