Phân Văn Điển Giúp Đất Cao Phong Hồi Sinh

Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.
Cam Cao Phong ngày càng tỏ ra ưu thế vượt trội so với các loại cam trên thị trường do đẹp mã, mọng nước, có vị thơm...
Công ty Cao Phong có 600ha cam, trong đó có 300ha cam vào chu kỳ kinh doanh, hơn 100ha mía. Sản phẩm cam giúp cho Công ty TNHH một thành viên Cao Phong lọt vào tốp 50 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh toàn quốc năm 2013. Cam có giá trị thu nhập bình quân 600 triệu đồng/ha/năm. Cam giúp cho thị trấn Cao Phong thành nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh Hoà Bình, có trên 40 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm.
Các giống được trồng ở đây là: Cam chín sớm xã Đoài, cam CS1, cam chín muộn V2, cam Canh, cam Vinh, cam Bố Hạ. Do biết được đất vùng đồi bị rửa trôi nhiều, phân lân Văn Điển là phân chậm tan bón vào đất phân ít bị rửa trôi, phân Văn Điển có tỷ lệ canxi cao nên bón phân thì không phải bón vôi... do đó hàng năm số lượng phân bón Văn Điển được nông dân vùng này sử dụng rất lớn.
Theo ông Tân - một trong các đại lý của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển ở thị trấn Cao Phong: “Thường hàng năm người sản xuất ở huyện Cao Phong - trong đó có Công ty Cao Phong- mua của đại lý từ 20.000 - 30.000 tấn phân lân Văn Điển, 200 - 300 tấn phân đa yếu tố NPK”.
Ông Trịnh Trọng Nghĩa - đội trưởng mô hình 2 của Công ty Cao Phong, là đội có diện tích cam trên 10ha, cho biết: “Lân Văn Điển bón lót cho mỗi gốc cam mỗi năm từ 1 – 4kg tuỳ theo tuổi và tán cây. Phân lân giúp cây chắc, rễ khoẻ ngoài ra còn làm cho đất tơi xốp”.
Ông Nguyễn Khắc Ân - Trưởng phòng Kế hoạch vật tư của công ty cho rằng: “Nếu bón lân có tính chất chua phải bón vôi 1 tấn/ha/năm. Nếu bón lân Văn Điển không cần bón vôi”. Đó là nhận xét rút ra từ kinh nghiệm thực tế rất có cơ sở khoa học vì đất của Cao Phong là đất đồi màu vàng được tạo ra do quá trình phong hoá đá peranit.
Với tầng đất canh tác dày nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất cao và cây cam là cây cao, tán rộng, năng suất quả lớn nên hàng năm phải đầu tư lượng phân bón lớn. Độ PH của đất ở đây là 5.5. Cây cam thích hợp với đất có độ PH từ 5 – 7 cho nên muốn duy trì được độ PH như vậy phải thường xuyên bón vôi hoặc bón phân có tỷ lệ canxi cao (vôi) như phân Văn Điển. Ông Hoàng Văn Phú - Đội trưởng đội Tây Phong cho hay:
“Đội có diện tích đất nông nghiệp 118ha, trong đó có 70ha trồng cam, hơn 10ha mía. Các hộ đã sử dụng lân Văn Điển thường xuyên cách đây vài chục năm, khi bắt đầu có NPK Văn Điển là dùng luôn. Lân Văn Điển bón cho cam qua đông có tác dụng tạo cho cây có bộ rễ tốt, cứng cây, cây xanh, dày lá. Phân NPK bón thúc các đợt lộc xuân, hè, thu mỗi đợt bón từ 0.5 – 1.5kg cho một cây tuỳ theo tuổi cây và tán cây.
Bón như vậy nhằm cân đối dinh dưỡng, tăng khả năng chịu hạn, chụi rét, kháng bệnh tốt, quả tròn đều, màu sáng xanh theo màu lá, khi chín quả vàng đều, tăng độ ngọt, giảm độ chua, nước nhiều, cuống bé, năng suất tăng 50%. Những năm trước khi chưa bón phân lân Văn Điển độ bền cây kém, hay bị vân xanh, vân vàng, có khi cả vườn ngả màu vàng, quả beo, ăn nhạt”.
Đánh giá khái quát về sự đóng góp của phân Văn Điển đối với cây cam, ông Nguyễn Văn Ánh - Giám đốc Công ty Cao Phong cho biết: “Phân bón Văn Điển là một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tăng năng suất cam cao gấp 3 lần so với những năm trước đây.
Trong những năm tới, công ty áp dụng kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn Viet GAP, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu cam Cao Phong... Để làm được việc trên, việc duy trì và mở rộng sử dụng các sản phẩm của công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển là rất cần thiết”.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.

Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.