Phân hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất mủ cao su
Phân hữu cơ vi sinh làm gia tăng đường kính thân cây cao su, hàm lượng cao su khô và sản lượng mủ cao su cũng gia tăng, có tác dụng tốt với sự phát triển và năng suất cây cao su, cho hiệu quả kinh tế cao.
Bón phân hữu cơ vi sinh khiến hàm lượng cao su khô và năng suất mủ cao su cũng gia tăng. Ảnh minh họa
Theo tin tức từ báo Dân Việt, bón phân cho cao su chú ý 2 thời kỳ - kiến thiết cơ bản và khai thác mủ. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, năm thứ 1, bón 3 lần- lần 1 khi cây lên 1 tầng lá, các lần sau bón cách 1 tháng. Năm thứ 2 bón 2 lần- lần 1 vào tháng 5-6; lần 2 bón vào tháng 10-11. Cần dọn sạch cỏ trong vườn, cày vùi cỏ các đường luống; đất đủ ẩm và không bón khi có mưa lớn.
Liều lượng phân/ha/năm tùy theo mật độ cây. Cây có mật độ dưới 500 cây/ha: Năm thứ 1 bón 35kg urê + 100kg super lân + 15kg KCl. Năm thứ hai bón 100kg urê + 290kg super lân 25kg KCl. Năm thứ 3 bón 140kg urea + 210kg super lân + 40kg KCl (từ năm thứ 3 - 6 liều lượng phân bón giống nhau). Với mật độ cao hơn 500 cây/ha, liều lượng các loại phân có gia tăng hơn chút so với mật độ thấp.
Ngoài phân vô cơ, áp dụng phân hữu cơ vi sinh cũng có tác dụng với sự phát triển và năng suất cây cao su, cho hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy phân hữu cơ vi sinh làm gia tăng đường kính thân cây cao su; Hàm lượng cao su khô và sản lượng mủ cao su cũng gia tăng. Từ đó dẫn đến gia tăng lợi nhuận.
Phân hữu cơ vi sinh còn có tác động tốt đến sự tái sinh mủ cao su và phát triển giai đoạn khai thác. Ngoài ra việc trồng xen cây họ đậu phủ đất giữa các hàng cây cao su cũng có thể giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón vì chống rửa trôi và giúp tăng năng suất mủ.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh có thành phần của vi sinh vật và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây một cách liền mạch. Tác động trực tiếp đến cơ chế sinh trưởng của thực vật giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng màu xanh và kích thích tăng trưởng mọi bộ phận của cây trồng như rễ, thân, lá, hoa, quả, củ một cách nhanh chóng, hoàn chỉnh, phòng chống nấm, vi khuẩn gây bệnh và kéo dài tuổi thọ của cây đồng thời cải tạo đất, tăng năng suất rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh héo đen đầu lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Gây hại trong mọi giai đoạn phát triển của cây cao su và phổ biến vào mùa mưa do nấm cần ẩm độ cao để phát sinh và phát triển.
Kỹ thuật kích thích mủ cao su là việc sử dụng chất kích thích ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Qua nhiều năm sử dụng chất kích thích cho thấy cây không bị ảnh hưởng đến năng suất nếu sử dụng đúng theo khuyến cáo như sau
Kỹ thuật trong ứng dụng nhịp độ thấp D4 ở miệng cạo ngửa” cho thấy trung bình năng suất cá thể cũng như năng suất lao động tăng từ 11 – 19%.