Phân Bón Cho Cây Nhãn
1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:
Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhã là cây có khả năng chịu lạnh và chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 27-300C. Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất xám, đất đỏ ferralit có độ tơi xốp cao, thoát nước, mạnh nước ngầm sâu và độ chua giao động trong khoảng 5-6,5.
2. Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng nhãn ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ thường trồng khi mùa mưa đã ổn định từ tháng 6-7 hàng năm.Mật độ trồng tùy theo từng vùng: vùng đất bằng nên trồng với khoảng cách 5 x 8m, tương ứng với mật độ 250 cây/ha. Kích thước hố trồng 70 x 70 x 50 cm. ở những vùng đất đồi tùy theo độ dốc mà thay đổi mật độ, khoảng cách 6 x 6 m, tương ứng với mật độ 280-300 cây/ha. Kích thước hố nêm đào rọng hơn 70 x 70 x 80 cm.
3. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây nhãn
Nhãn có như cầu lớn đối với phân bón. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón vừa làm tăng năng suất quả, vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm.Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạchPhân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này. Phân kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.
3.2 Thời kỳ bón và phương pháp bón
Bón phân ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân bón thường bón sau mỗi đợt lộc. Liều lượng bón (bảng 22) và được chia làm 4-5 lần bón. Phân thường được bón xung quanh tán với rãnh sâu 10-15 cm. Ngoài ra có thể hòa phân kết hợp với nước phân chuồng để tưới.Bón phân cho nhãn trong giai đoạn ra quả: lượng phân bón có thể được điều chỉnh theo tuổi cây. Phân bón có thể được chia ra làm nhiều lần bón cụ thể như sau: Sau khi thu hoạch 20-25 ngày bón: 1/3N và toàn bộ lân. Bón trước khi cây ra hoa: 1/3N+1/3K2O. Bón thúc quả:khi quả lớn 1cm: 1/3N+1/3K2O và bón trước khi thu hoạch: 1 tháng: 1/3K2O
Phương pháp bón: phân vô cơ thường được kết hợp với phân hữu cơ bón rãnh cho nhãn sau thu hoạch. Các đợt bón thúc về sau chủ yếu hòa nước tưới.
Có thể bạn quan tâm
Năm 1999, Chi hội Làm vườn (HLV) ấp Thị tứ Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa (Phong Điền - TP. Cần Thơ) được thành lập, với mục đích hỗ trợ hội viên kỹ thuật trong phát triển kinh tế VAC. Trong suốt quá trình hoạt động, Hội đã trở thành "bà đỡ", người bạn thân thiết của hội viên, nông dân
Theo báo cáo của Hội Làm vườn xã Hữu Đạo (Châu Thành - Tiền Giang) thì diện tích trồng nhãn khoảng 86 ha, qua điều tra có khoảng hơn 50 ha mắc bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung gây hại), bệnh nhẹ từ 10% và nặng nhất cũng 30 - 40%.
Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Nhãn là cây ưa trảng, nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.
Ông Nguyễn Văn Phích, ngụ ấp Tân Hưng, xã Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) vốn là cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm vượt khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã giúp anh xây dựng nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi với chi phí gần 600 triệu đồng
Xã Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ lâu nổi tiếng là vùng trái cây đặc sản với các loại nhãn chất lượng thơm ngon, hơn hẳn các vùng miền khác. Quả nhãn to, nhỏ hột, cơm dày, mỏng vỏ. Đặc biệt, nhãn Nhị Quý còn ra quả trái vụ nên có lợi thế cạnh tranh.