Oxfam Kêu Gọi Thúc Đẩy Sinh Thái Nông Nghiệp
Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.
Lời kêu gọi này được gửi đến các nước thông qua một bản tóm lược chính sách toàn cầu được chính thức công bố vào ngày 28/04/2014.
Mô hình nông nghiệp sinh thái này, theo báo cáo, mang lại những lợi ích lâu bền về mặt xã hội, kinh tế và môi trường. Mô hình này hoàn toàn có thể thực hiện được với các chính sách đúng đắn và đầu tư hiệu quả, cũng như có thể mở rộng để tạo điều kiện cho các cộng đồng nông thôn quy mô nhỏ đảm bảo được an ninh lương thực.
Oxfam cũng lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ và hậu quả từ việc phát triển các trang trại lớn và sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Những hậu quả này bao gồm:
(1) Làm cạn kiệt dinh dưỡng trong đất: Việc sử dụng các loại phân bón hóa học tổng hợp có thể giúp tăng năng suất, tuy nhiên lạm dụng phân hóa học hoặc sử dụng không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới làm đất bị thoái hóa và gây ô nhiễm nguồn nước;
(2) Gây biến đổi khí hậu: Một số hoạt động chủ yếu của sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính như việc sử dụng nhiên liệu xăng dầu và phân bón trong sản xuất quy mô lớn dẫn đến việc mất đi các chất hữu cơ trong đất;
(3) Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và tác hại cho sức khỏe con người: Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học, tác động đến đời sống của những nhóm dân cư nghèo nhất mà nguồn thức ăn và sinh kế phụ thuộc vào tự nhiên;
(4) Không đáp ứng được nhu cầu của nông dân nghèo: Đối với những hộ nông dân sản xuất nhỏ, giá các loại phân bón và thuốc trừ sâu quá cao so với giá thành sản phẩm nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân phải vay mượn để mua phân bón và thuốc trừ sâu, đẩy họ vào tình trạng nợ nần và phụ thuộc, nhất là khi mất mùa.
Oxfam cũng giới thiệu một số các mô hình nông nghiệp sinh thái hiệu quả đã được áp dụng ở nhiều nước. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Oxfam đã cùng với đối tác thực hiện thí điểm hai mô hình tiêu biểu là khoai tây trồng với phương pháp làm đất tối thiểu và hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI.
Ví dụ mô hình trồng lúa thâm canh cải tiến SRI có những điểm mấu chốt bao gồm bắt đầu với việc gieo giống thưa, và cấy mạ non hơn, trên đất ẩm, thay vì đất liên tục ngập nước. Kết quả là rễ lúa phát triển khỏe hơn, năng suất tăng cao hơn, trong khi lại giảm lượng nước tưới từ 25-50%.
Phương pháp trồng lúa này có thể giúp nông dân tiết kiệm tới 90% lượng hạt giống và thải ít khí mê-tan ra môi trường. Kết hợp giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, nông dân có thể tăng thu nhập khoảng 4.2 – 6.3 triệu đồng/ha/vụ. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp, tính đến cuối năm 2013 Viêt Nam có 1,8 triệu nông dân, trên 70% là phụ nữ, ứng dụng SRI trên diện tích 366,951 ha lúa.
Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ về nông nghiệp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nông dân sản xuất nhỏ tại các vùng nông thôn, dù đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, vẫn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, cả về các chính sách hỗ trợ, lẫn phương pháp canh tác.
“Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là, chúng ta không nên dồn toàn bộ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp bởi những hậu quả về môi trường, kinh tế và xã hội mà nó gây ra. Trong khi đó đầu tư vào nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả cao và bền vững,” Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Trưởng Đại diện Oxfam nói.
Có thể bạn quan tâm
Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.
Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.
Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.
Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.