Ớt Cuối Vụ Giảm Giá

Thời điểm hiện nay, nông dân tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng (Lạng Sơn) đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, song khoảng 2 tuần nay giá ớt giảm từ 4.000 – 6.000 đ/kg so với đầu và giữa vụ.
Lạng Sơn có trên 200ha ớt ở các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng. Các giống ớt truyền thống trước đây đã được thay bằng giống ớt cao sản, năng suất bình quân đạt khoảng 500 – 700 kg/sào.
Nếu giá ớt ổn định khoảng 13.000 đ/kg như đầu và giữa vụ, trồng ớt sẽ cho thu nhập từ 7 – 9 triệu đ/sào/vụ.
Khoảng 2 tuần nay giá ớt giảm chỉ còn từ 7.000 – 9.000 đ/kg. Theo nông dân trồng ớt, nguyên nhân khiến giá ớt giảm như hiện nay là do tình hình XK ớt sang thị trường Trung Quốc giảm.
Mặt khác, do các nơi đang vào mùa thu hoạch nên sản lượng ớt tăng, dẫn đến ứ đọng, hàng tiêu thụ chậm. Ngoài ra, do mưa kéo dài nên nhiều diện tích ớt cuối vụ bị đốm nên các thương lái ép giá.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Khảo sát thị trường vào ngày 18/7 cho thấy một số trái cây đang có giá cao. Xoài cát Hòa Lộc có giá 90.000-110.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 50.000 đồng/kg, măng cụt, trái vải 35.000-40.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ, giá các loại nông sản này không quá 30.000 đồng/kg.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...