Ông Trưởng Thôn Lũng Tao Làm Kinh Tế Giỏi
Bác Nhân luôn được bà con trong thôn tin yêu, kính trọng, 12 năm qua, Bác được nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Lũng Tao là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Đổng Xá, những năm trước đây, gia đình bác Nhân cũng như các gia đình khác còn nghèo đói, có năm gia đình thiếu ăn vài ba tháng.
Trước thực trạng đó, với cương vị là người trưởng thôn, bác Nhân đã trăn trở suy nghĩ xem phải làm gì, làm thế nào để gia đình mình và bà con trong thôn có được cái ăn, cái mặc và không bị đói rét nữa. Sau nhiều phiên chợ, gặp gỡ bạn bè, tìm hiểu và học hỏi cách làm ăn, năm 1999, bác Nhân quyết định phát triển kinh tế gia đình mình theo mô hình: Đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm; đặc biệt là trồng xen canh, gối vụ các loại cây lương thực…
Với diện tích gần 7000m2 đất ruộng, trước đây chỉ cấy một vụ, nay vụ thứ 2 gia đình bác đưa cây ngô lai, cây đậu tương, lạc vào gieo trồng hết diện tích. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và bón phân đầy đủ nên hàng năm không những lương thực đủ ăn mà còn dư thừa để chăn nuôi hoặc bán ra thị trường lấy tiền mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình.
Ngoài phát triển sản xuất cây lúa và cây màu, bác Nhân còn tích cực vận động vợ con trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Đến nay gia đình bác đã có hơn 1 ha cây hồi sắp cho thu hoạch, trồng được 100 cây cam, quýt và nuôi được 24 con trâu, bò, hàng trăm con gia cầm.
Chỉ tính trong năm vừa qua, từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình bác Nhân đã có thu gần chục triệu đồng, chưa kể từ nguồn thu khác từ lúa, ngô và cây ăn quả…Với cương vị là một trưởng thôn, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, bác Nhân còn luôn quan tâm, giúp đỡ bà con trong thôn về vốn, kinh nghiệm sản xuất nên nhiều hộ trong thôn cũng đã biết cách làm ăn, có vốn để phát triển…
Với tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên, bác Nhân luôn được bà con trong thôn kính trọng. Năm nào gia đình bác cũng bình chọn là Gia đình văn hoá. Tấm gương cần cù, chịu khó và tinh thần vươn lên của bác Triệu Văn Nhân đáng để cho chúng ta học tập, làm theo.
Có thể bạn quan tâm
Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.
Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).
Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.
Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.
Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.