Ông Trần Văn Lâm làm giàu nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan
Trước đây, khi ông Lâm mới lập gia đình, cha mẹ cho 1,3ha đất vừa cất nhà, vừa trồng cây, diện tích đất còn lại chỉ trồng được 20 cây sầu riêng, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn.
Trước tình khó khăn trên, ông Lâm nuôi thêm đàn heo và tận dụng mương vườn thả cá, lúc đầu, kinh tế gia đình tương đối ổn định, nhưng sau đó, đàn heo thường bị dịch bệnh, giá cả bấp bênh, thu nhập gia đình không ổn định. Không nản lòng, ông tích cực học hỏi và tìm hiểu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhận thấy mô hình nuôi ếch Thái Lan phù hợp với điều kiện của gia đình, đầu năm 2007, ông áp dụng nuôi thử nghiệm mô hình này. Do mới nuôi nên ông chỉ thả 600 con ếch thịt, sau 3 tháng nuôi, thu hoạch thấy có lãi, từ đó ông đầu tư con giống để nâng đàn ếch lên.
Song song đó, ông Lâm tiếp tục học hỏi và nghiên cứu để chuyển sang thực hiện mô hình sản xuất ếch giống. Đến nay đã hơn 7 năm sản xuất ếch giống, hàng năm, ông xuất bán khoảng 100.000 con ếch giống cho người nuôi ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và những hộ chăn nuôi lẻ trong xã, ấp. Năm 2015, với số lượng ếch đẻ là 200 con, sản xuất được 70.000 con giống, bán 800 đồng/con giống, ông thu được 56 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, ông lãi 46 triệu đồng.
Ông Lâm chia sẻ: Bà con nên nuôi ếch đực và cái riêng, cho ếch cái đẻ nghịch vụ từ tháng 8 - 11 dương lịch, thời điểm này ếch con bán được giá cao và cho đẻ sớm hơn; ương nòng nọc nguồn nước phải sạch, màu không quá xanh, độ pH= 7,5; sử dụng thức ăn 40% đạm cho giai đoạn nòng nọc. Trong quá trình nuôi ếch giống, người nuôi cũng gặp một số bệnh thường xảy ra trên ếch như: Bệnh đường ruột, lở loét, đục mắt, quẹo cổ, người nuôi nên sử dụng nhóm thuốc kháng khuẩn để phòng trị như Oxytetracylin, Amoxilin...
Về kỹ thuật nuôi ếch giống, bà con cần chú ý đến 5 yếu tố quan trọng: Tự sản xuất được con giống sạch bệnh, đồng cỡ; nguồn nước phải sạch, thay nước thường xuyên (ngày thay nước từ 1 - 2 lần); bạt lồng phải đúng qui cách (mực nước ngập 30cm); thức ăn phải đúng độ đạm; phòng trị bệnh đúng cách (tạt thuốc định kỳ 7 ngày/lần).
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.