Ong Ký Sinh Có Lấy Lại Được Màu Xanh Cho Dừa ?

Tiến sĩ Trần Tấn Việt (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), cố vấn trưởng dự án TCP/VIE/2003 thực hiện giữa VN và các chuyên gia tổ chức FAO vừa nhập lô ong ký sinh đầu tiên từ Samoa về VN để trừ bọ dừa. Loại ong ký sinh chuyên biệt này có tên khoa học là Asecodes hispinarum. TS Việt cho biết, dự án này nằm trong chương trình phòng trừ tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa giai đoạn 2003-2004, tổng trị giá 350.000 USD, bắt đầu khởi động từ tháng 2/2003.
Ngày 5/8/2003, 100 con ong nhập về theo lô đầu tiên đã được hội đồng nghiệm thu kết quả kiểm dịch thực vật (Cục BVTV) chính thức cho phép nhân ra nhiều thế hệ và phóng thích trên đồng ruộng VN. Ông Nguyễn Văn Ngã, Chi cục trưởng Kiểm dịch thực vật vùng II- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá: Việc nhập và nuôi ong ký sinh của trường ĐH Nông lâm TP.HCM tuân theo đúng thủ tục KDTV và thực hiện đúng theo quy trình của FAO.
Sau thời gian nuôi cách ly, các thành viên trong dự án đã chọn lọc được dòng ong ký sinh khoẻ mạnh, trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy, ong Asecodes hispinarum ký sinh trên bọ dừa VN với tỷ lệ cao (98,3%), đặc biệt không tìm thấy tiềm năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi do loại ong ký sinh này gây ra. TS Trần Tấn Việt còn cho biết, qua kết quả nghiên cứu thì vòng đời trên đồng ruộng của ong ký sinh từ 13-15 ngày, không bị con khác ký sinh và phát triển rất mạnh, đồng thời cũng không có dấu hiệu loại này có khả năng ký sinh ngược trở lại với ấu trùng của ong mật, kiến vàng, tằm, sâu gạo...
Đến giai đoạn chuẩn bị vũ hóa, ong ký sinh sẽ tự động bay ra và tự tìm đến bọ cánh cứng hại dừa tiêu diệt như đã từng thành công tại nhiều nơi khác trên thế giới bị dịch này xảy ra. Vừa qua, bầy ong đầu tiên nhập về đã được phóng thích thí điểm tại ấp 1, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) với nhiều kỳ vọng "trả lại" màu xanh và vực dậy "nền kinh tế dừa" của tỉnh nhà. Tuy nhiên theo một số nhà khoa học thì đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên và còn phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu cụ thể khi bầy ong đầu tiên này phát triển thành quần thể trước khi nhân rộng mô hình ra các tỉnh khác.
Có thể bạn quan tâm

Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus Olivier) thuộc họ vòi voi (Curculionnidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) phân bố rất rộng trên thế giới, tại các nước châu Á

Bọ dừa được ghi nhận gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ Cau, Dừa, trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng nhất là cây còn non.

SX trồng trọt tỉnh Bến Tre là thế mạnh, kinh tế vườn đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu hướng tới sản phẩm sạch

Nhiều năm nay, trái dừa xiêm xanh Bến Tre được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thu nhập từ cây dừa vì vậy cũng tăng cao gấp nhiều lần so với cây lúa.

Tôi muốn cải tạo vườn dừa đã già cỗi để trồng lại dừa dứa, nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn kỹ thuật để tôi trồng dừa đạt năng suất, hiệu quả?