Ông Kiều Văn Ngữ Trồng Xen Canh Lúa - Dưa Hấu Cho Lợi Nhuận Cao

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.
Ông Ngữ cho biết, thời gian gần đây do đầu ra cây lúa không ổn định nếu sản xuất độc canh cây lúa lợi nhuận không cao, ông nghĩ phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới hy vọng nâng cao mức sống gia đình. Thông qua tập huấn khuyến nông và học tập các mô hình trồng màu đạt hiệu quả trong và ngoài huyện, vụ đông xuân năm 2008-2009 ông trồng thử nghiệm 1 ha dưa hấu giống Phù Đổng, năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha, thương lái đến tại ruộng mua giá 4.800 đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi 60 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn trồng 2,7 ha lúa giống IR 50404, năng suất lúa tươi đạt 10 tấn/ha, bán giá bình quân 4.000 đồng/kg, lãi trên 50 triệu đồng. So với lúa thì dưa hấu cho lợi nhuận cao gấp 3 lần. Từ thành công này, mỗi năm ông trồng 3 vụ lúa xen canh 3 vụ dưa hấu luân phiên trên đất mới với diện tích khoảng 1 ha/vụ. Theo ông, trồng dưa hấu ở vụ hè thu sớm và hè thu chính vụ mặc dù khó trồng, chi phí cao vì dưa hấu dễ mẫn cảm với điều kiện ngập úng, sâu bệnh phát triển mạnh nhưng đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn lúa gấp 3 lần.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong sản xuất như: Chương trình "3 giảm, 3 tăng", gieo sạ theo hàng, chương trình "1 phải, năm giảm", phun thuốc theo phương pháp "4 đúng" tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
Đối với dưa hấu, do nhiều năm gắn bó với cây màu chủ lực này nên ông đã thành thạo kỹ thuật trồng, chủ động thị trường, tùy theo mùa vụ mà chọn các giống dưa phù hợp người tiêu dùng như Hắc Mỹ Nhân, Phù Đổng, An Tiêm, thiết kế mô hợp lý, mật độ trồng thoáng, chọn giống tốt, bón phân cân đối giữa 3 hàm lượng đạm - lân - kali nên dưa hấu trúng mùa, ít sâu bệnh, phẩm chất trái ngon, thị trường ưa chuộng, trừ chi phí ông thu lãi từ lúa và dưa hấu gần 200 triệu đồng/năm.
Những kinh nghiệm tích lũy được ông sẵn lòng chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng giúp nông dân địa phương cùng phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.