Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn

Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn
Ngày đăng: 26/05/2012

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.

Được các công ty săn đón với mức lương 7 - 8 triệu đồng/tháng là mơ ước của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH. Khác với bạn bè, Nguyễn Hoàng Hà (quê Văn Giang, Hưng Yên) lại có một quyết quyết định ngược đời: về quê là làm nông. Hoàng Hà kể: “Năm 2005, ngành kế toán - kiểm toán hồi đó “có giá” lắm, mình mới đi thực tập đã có lời mời giữ ở lại làm việc. Lúc mình thông báo về quê, bạn bè ai cũng bảo dở hơi, hâm. Còn bà con làng xóm xì xào, bàn tán. Người ta cứ nghĩ mình không xin được việc, thất nghiệp nên về nuôi lợn. Có người thắc mắc, học trường ĐH lớn mà về nuôi lợn thì phí quá. Thấy mình cương quyết, bố mẹ bảo tùy con. Vậy là mình ở hẳn quê khởi nghiệp”.

Kế thừa mô hình chăn nuôi hộ gia đình của cha mẹ, Hoàng Hà bắt tay vào vay vốn, mở rộng chuồng trại. Lớn lên ở nông thôn nên việc băm bèo, nấu cám, cho lợn ăn… với Hà chỉ là chuyện nhỏ. “Kiến thức về chăn nuôi mình có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, mua sách hướng dẫn về đọc. Những gì cần nhớ, mình viết lại thành cẩm nang”, Hà bộc bạch.

Thế nhưng, thực tế không dễ dàng như sách vở. Đặc biệt với ngành chăn nuôi không ai có thể lường trước được những rủi ro, bất chắc. Một năm sau khởi nghiệp, đàn lợn đang đà phát triển với hơn 100 con bỗng phát dịch bệnh. Số lợn chết lên tới 50 con, mỗi con trị giá 3 triệu đồng, tổng thiệt hại lên tới 150 triệu đồng. Hoàng Hà nhớ lại: “Đây là cú sốc đầu đời và cũng là bài học đắt giá cho mình. Dù đàn lợn chỉ còn vài chục con, mình vẫn quyết định đã làm phải làm tới cùng. Mình chấp nhận đương đầu với rủi ro. Đúc rút kinh nghiệm cần phải nghiêm khắc với quy trình chăn nuôi, người ta rủi ro 10, mình cố gắng giảm thiểu rủi ro 5, nhờ đó đàn lợn khôi phục dần”.

Không dừng lại ở mô hình trang trại nhỏ, trong đầu chàng trai trẻ luôn nung nấu ý định mở rộng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Muốn làm ăn lớn, ngoài vốn liếng cần phải có cái đầu của nhà quản lý. Ngày làm bạn với những chú lợn, tối Hoàng Hà lên mạng săn học bổng. Không phải đợi lâu, cuối năm 2006 Hoàng Hà giành được học bổng MBA toàn phần ở ĐH Southern Taiwan (Đài Loan). Tạm giao lại trang trại cho gia đình, Hà chọn học quản trị kinh doanh vì Đài Loan có nhiều điểm tương đồng, lại đi trước Việt Nam không quá xa. Hơn nữa, ở Đài Loan, Hà còn có cơ hội tiếp cận và học hỏi từ những mô hình kinh doanh thực tế.

Năm 2008, Hà về nước với tấm bằng thạc sĩ, trong khi ngành chăn nuôi có thay đổi. Nhiều nông dân thấy ngành chăn nuôi bấp bênh nên đã bỏ cuộc. Những người có tiền chỉ muốn đầu tư vào tài chính, bất động sản, dịch vụ…, chẳng ai thích đầu tư vào chăn nuôi, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước ngày càng tăng. Triển vọng kinh doanh đó đã củng cố thêm niềm tin cho Hà theo đuổi ngành chăn nuôi. Mỗi năm tiền lãi được Hà tái đầu tư sản xuất, mở rộng trang trại, số đầu lợn tăng bình quân 40%/năm. Chỉ riêng năm 2011, công ty của giám đốc 8x đã xuất được hơn 8.000 con lợn.

Hiện tại, Hoàng Hà làm chủ 4 trang trại (3 trang trại ở Hưng Yên, 1 trang trại ở Hà Tĩnh) với hơn 10.000 con lợn, mỗi tháng có hàng trăm con lợn được xuất chuồng, nguồn hàng cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sắp tới, Hà sẽ đầu tư thêm trang trại tại Thái Nguyên, với tham vọng trở thành doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

16/03/2013
Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

19/08/2013
Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

24/04/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

19/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định)

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

17/03/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.