Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Bắt Làm Giàu Từ Ong

Ông Bắt Làm Giàu Từ Ong
Ngày đăng: 30/11/2013

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Sinh năm 1957, năm 2000 ông Bắt không may mắc bệnh khớp, thế rồi được người thân mách rượu ngâm mật ong chữa được bệnh nên ông đã tìm đến nhiều nơi để mua, ngặt nỗi giá mật ong thời điểm đó lại cao, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Thế rồi, ông Bắt nghĩ điều kiện địa phương mình chủ yếu là đồi rừng, thuận lợi cho việc nuôi ong, ông đã tìm mua ong mật lấy từ rừng của người dân trong xã về nuôi.

Ban đầu, ông gây 4 thùng ong. Vì mới bắt đầu nuôi, kiến thức nuôi ong không có, kinh nghiệm càng không nên ông đã gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc đàn ong từ việc lấy mật cho đến phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo thức ăn... Nhưng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm của mình, ông đã tự tìm hiểu qua sách, báo về kỹ thuật nuôi ong.

Từ những kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm nuôi ong, ông bảo: “…giờ cái gì về ong cũng nằm trong đầu mình rồi”. Theo ông, nuôi ong phải lưu ý đến bệnh thối trùng và tập tính của ong. Ong có tập tính theo mùa, mùa lấy mật có 2 đợt: đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3; đợt 2 vào tháng 10 Âm lịch. Đến thời điểm giao mùa, tháng 6, tháng 7 ong có hiện tượng “bối bay” (ong thường bay đi mất vào thời điểm này), nếu không có kinh nghiệm nuôi ong thì dễ mất.

Không chỉ chăm sóc đàn ong tốt mà ông còn không ngừng nhân rộng đàn qua từng năm. Mỗi năm tăng 10- 20 thùng. Cách đây 5 năm, ông đã phối giống và gây được gần trăm thùng, có những đợt lên đến hơn 100 thùng. Ông Bắt cho biết: nuôi ong không mất nhiều vốn, chỉ đầu tư xây thùng một lần. Mỗi năm, cần gần 3 triệu đồng tiền thuốc và thức ăn cho ong vào mùa đói, thường vào tháng 12 Âm lịch.

Sau gần 15 năm nuôi ong, hiện gia đình ông đang giữ ổn định 97 thùng ong. Mỗi năm thu được hơn 700 lít mật, đem lại cho gia đình ông gần trăm triệu đồng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ông ngày một rộng và ổn định. Ngoài nuôi ong, gia đình ông còn nuôi 200 con ba ba và hơn 20 con lợn rừng. Cộng với nuôi ong, mỗi năm gia đình ông có thu nhập gần 200 triệu đồng. Nhưng khi nhắc đến, ông chỉ cười khiêm tốn “mình có làm được cái gì lớn lao đâu mà viết”.

Đánh giá về mô hình nuôi ong của gia đình ông Bắt, ông Phùng Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết, đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu bậc nhất của xã trong nhiều năm liền. Có được kết quả đó là sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm của ông Bắt. Hiệu quả từ mô hình phát triển kinh tế của ông là tấm gương để các hộ gia đình khác trong xã học tập và noi theo. Từ đó, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Với sự nỗ lực, quyết tâm mạnh dạn đầu tư vào mô hình mới để phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, ông Bắt đã vinh dự được Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng giấy khen dành cho hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn

Đó là mô hình lý tưởng được nhiều nông dân tham gia, với hỗ trợ huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông An Giang và hệ thống Khuyến nông các cấp thông qua Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học giai đoạn 2011-2013”. Thực tế cho thấy, hiệu quả mang lại nhiều mặt cho người chăn nuôi và cả cộng đồng dân cư.

26/08/2013
Bắt Giữ Hơn 30.000 Con Giống Gia Cầm Nhập Lậu Bắt Giữ Hơn 30.000 Con Giống Gia Cầm Nhập Lậu

Vào lúc 4h20 ngày 22/8, tại thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, Cẩm Phả, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Cẩm Phả đã bắt giữ hơn 30.000 con giống gia cầm nhập lậu

26/08/2013
Những Vườn Ươm Ở Tiên Phước (Quảng Nam) Những Vườn Ươm Ở Tiên Phước (Quảng Nam)

Đầu mùa mưa, đi dọc những tuyến đường có vườn ươm cây giống tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam), chúng tôi như bị hút mắt vào màu xanh non của những cây con và thú vị với hàng nghìn bầu đất được sắp xếp cạnh nhau nhìn giống như bề mặt của một tổ ong khổng lồ…

26/08/2013
Lúa Hè Thu Mất Mùa Và Mất Cả Giá Lúa Hè Thu Mất Mùa Và Mất Cả Giá

Hiện tượng đỏ hạt lúa, lem lép hạt và rầy nâu gây hại nghiêm trọng khiến vụ lúa hè thu 2013 ở Thừa Thiên Huế bị mất mùa. Nông dân điêu đứng khi lúa bị mất mùa cộng thêm mất giá.

26/08/2013
Cần Thận Trọng Khi Phát Triển Cây Sầu Riêng Cần Thận Trọng Khi Phát Triển Cây Sầu Riêng

Những vườn sầu riêng được trồng sớm nhất tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã cho quả ổn định vào năm thứ ba, bước đầu đã khẳng định được hiệu quả của loại cây trồng khó tính này. Tuy nhiên, việc phát triển cây sầu riêng tại Khánh Vĩnh cần thận trọng, khi chưa có một nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này…

26/08/2013