Ốc Bươu Hại Lúa
Hồi giữa tháng 5 dương lịch, vợ chồng anh Tám Quế Phú ở huyện Quế Sơn đồng loạt gieo sạ 4 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Giai đoạn đầu thấy cây mạ lên xanh mướt, họ khấp khởi mừng. Thế nhưng 10 ngày trở lại đây ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều khiến anh phập phồng lo vụ mùa thất bát.
Chỉ tay về phía những ruộng lúa non trơ trụi, giọng anh Tám buồn rười rượi: “Khổ thiệt, thời điểm này cây lúa đang trong kỳ đẻ nhánh rộ vậy mà ốc bươu vàng cứ cắn phá. Hơn 1 tuần nay, ngày nào tui và vợ con cũng kéo nhau ra đồng bắt ốc nhưng không xuể, bởi diệt lứa này thì nó lại nở ra lứa khác. Nếu tình trạng ni tiếp tục kéo dài thì năng suất lúa giảm mạnh là điều khó tránh khỏi”.
Mấy ngày gần đây, lội khắp các cánh đồng ở vùng đông Quế Sơn đâu Tư tôi cũng thấy nông dân rầu lòng bên những ruộng lúa. Ông Nguyễn Văn Chín – Trưởng phòng NN&PTNT huyện này cho biết, không chỉ vùng quê của anh Tám Quế Phú, hiện nay trên địa bàn xã Quế Xuân 1, Hương An, Quế Xuân 2 cũng đã có ít nhất 1 nghìn sào lúa non bị ốc bươu vàng tấn công.
Ông Chín lo lắng: “Những ngày qua, tại các địa phương ấy, lượng ốc trên đồng ruộng liên tục tăng lên. Nếu thời gian tới ngành liên quan và chính quyền cấp cơ sở không tập trung vận động nông dân tích cực ra quân tiêu diệt ốc bươu vàng thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại”.
Hôm qua, ra Duy Xuyên có việc Tư tôi lại thấy cô Sáu Duy Châu đang lom khom bắt ốc bươu vàng trên ruộng. Trời nắng hầm hập, nhìn những đám lúa xơ xác của mình, cô Sáu lắc đầu: “Hè thu ni tui làm cả thảy 3 sào lúa. Gieo hạt giống xuống đất, tui hy vọng sẽ có một mùa bội thu.
Nào ngờ mấy ngày nay ốc bươu vàng xuất hiện nhiều vô kể, chúng cắn trụi lá và thân lúa non khiến vợ chồng tui như ngồi trên đống lửa. Dịch bệnh liên miên, chuồng trại bỏ trống, nếu vụ ni năng suất lúa tụt giảm mạnh thì khó khăn sẽ chồng chất”.
Không chỉ cô Sáu Duy Châu, hàng trăm hộ dân khác ở huyện Duy Xuyên cũng đang khó khăn vì ốc bươu vàng. Theo ngành nông nghiệp địa phương, trong vòng nửa tháng trở lại đây toàn huyện đã có không dưới 400 sào lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ bị loài sinh vật này gây hại, tập trung nhiều nhất tại các xã thuộc vùng tây.
Anh Ba Trồng Trọt cho biết: “Ngoài 2 huyện chú Tư vừa kể thì hiện nay tại nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh nhà nông cũng đang đứng ngồi không yên vì ốc bươu vàng. Loại ốc này rất tạp ăn lúa non, có khả năng sinh sản cực nhanh, hoạt động mạnh nhất vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
Để tiêu diệt ốc bươu vàng hiệu quả, nông dân nên cắm cọc quanh bờ, rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh. Khi ốc bò lên những chiếc cọc ấy đẻ trứng, bà con sẽ dễ dàng bắt và tiêu hủy. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ đầu đến cuối vụ. Ngoài ra, lúc đưa nước từ kênh vào ruộng cần phải dùng phên hoặc lưới chắn 3 lớp ngăn chặn ốc xâm nhập”.
Có thể bạn quan tâm
Trả lời phỏng vấn của PV Dân Việt nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập Bộ Canh nông, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chia sẻ, ông vẫn có nợ nông dân 2 điểm, đó là về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương miền núi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hơn 7 năm công tác tại Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng, tôi luôn tâm niệm rằng, với người làm công tác hội, nhất thiết phải có 3 yếu tố: Đó là cái tâm, tầm và trách nhiệm” - bà Trần Thị Quýt – Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.
Bỏ ra chưa đến chục triệu đồng, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Mạnh Thắng ở Vĩnh Niệm (Lê Chân, TP. Hải Phòng) đã có một vườn thanh long ruột đỏ rộng cả 100 mét vuông trên sân thượng, cho quả sai trĩu.
Ngày 25.10, đại diện Chi cục Thú y Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này đã ra quyết định công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân.
Theo kết quả rà soát của địa phương, đến nay xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, Quảng Nam đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Đây là thành quả đáng tự hào mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phong đạt được sau chặng đường phấn đấu nỗ lực suốt 5 năm qua.