Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ở hai đầu nỗi khó

Ở hai đầu nỗi khó
Publish date: Tuesday. November 24th, 2015

Tiếp theo là cung cách sản xuất nhỏ, hễ lãi là cả làng đua nhau...

chọn giống tôm thì nhờ người bày cách; mua hàng thì nghe ngọt tai, giá rẻ là...xong.

Tôm bị bệnh thì quăng tiền mua kháng sinh, hóa chất để chữa trị, miễn sao, con tôm còn bơi là vui..

Phía “đầu ra” - ngành thủy sản đang “sốt vó”, khi nhiều nước nhập khẩu đã không nhận hàng tôm đông lạnh bị nhiễm kháng sinh, chất cấm.

Khoảng giữa“đầu vào”, “đầu ra” ấy, nhiều người giải thích rằng, chắc thấy nước mình xuất bán tôm mạnh nên gây khó! Nhưng người am hiểu thị trường đều biết, ở nước ngoài, thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm rất được chuyên gia y tế truyền thông cặn kẽ tới người tiêu dùng.

Chỉ cần một người, một nhóm người ăn bị ngộ độc thực phẩm..., là có khi mất hẳn cả một thương hiệu hàng hóa bởi người tiêu dùng không dám quay lại mua lần sau.

Cách xử lý thực phẩm của nhiều nước trên thế giới cũng khác Việt Nam.

Với họ, đồ ăn “hư – là hỏng”, “hại – là bỏ” chứ không như một vị lãnh đạo trong ngành thủy sản nước ta khuyên người tiêu dùng sử dụng lô tôm xuất khẩu bị trả về “chỉ cần luộc lên là ăn được!”

Lại có người lý giải “tiền nào của ấy”, mua giá rẻ thì phải nhận hàng như thế! Nhưng họ đâu biết rằng, sau nhiều lần bị chối từ do chất lượng hàng hóa thất thường, nay được, mai không –nhà nhập khẩu buộc phải áp đặt “chi phí rủi ro”, trừ vào giá mua mà chính bên bán phải trả! Thế là doanh nghiệp lao đao, kéo theo hệ quả nông dân bỏ đầm, bỏ nuôi.

Cạnh tranh về giá cả, về lượng xuất bán chỉ là một nguyên do nhỏ, việc tự hạ uy tín do xem thường quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, để hàng bị trả về, gây tổn thất tiền của và uy tín, mất thị trường, phải được xem là nguy hiểm, là mất mát nhiều.

Bởi đất nước ta, đã phải trả giá bằng biết bao công lao của người nông dân, các thế hệ doanh nhân gây dựng nên uy tín, thương hiệu con tôm mới có được như ngày nay.

Một vụ tôm thẻ chân trắng khoảng 3 tháng, tôm sú cần thời gian gần gấp đôi mới thu hoạch.

Nuôi được con tôm đã khó, xuất khẩu được con tôm càng khó hơn.

Thế nên, ở hai đầu nỗi khó - người sản xuất, người chế biến, nhà xuất khẩu cùng bền chí, bền gan “làm nông nghiệp bằng trái tim” mới có thể khôi phục lòng tin cho ngành thủy sản Việt Nam dường như đang lao dốc.


Related news

Người Trồng Dừa Người Trồng Dừa "Méo Mặt” Vì Rớt Giá Ở Trà Vinh

Các nhà vườn trồng dừa ở Trà Vinh đang "méo mặt” với tình trạng giá dừa khô tiếp tục rớt giá thê thảm, từ 120.000 - 130.000 đồng/chục trước đây nay xuống chỉ còn 13.000 đồng/chục (12 trái).

Monday. June 4th, 2012
7 Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phân Bón 7 Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phân Bón

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì bà con trồng lúa ở ĐBSCL nên áp dụng phân bón theo công thức: Vụ đông xuân là 100 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha) và vụ hè thu là 80 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha).

Sunday. June 10th, 2012
Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam

Ngày 25/05/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 55/2012/CV-VASEP gửi Giám đốc các Doanh nghiệp Hội viên VASEP v/v tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm Việt Nam.

Sunday. June 10th, 2012
Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao

Mô hình trồng khoai tây khảo nghiệm bằng phương pháp làm đất tối thiểu che phủ bằng rơm rạ sau ba năm thực hiện đã cho thấy hiệu quả vượt trội so với những phương pháp truyền thống trước đây.

Saturday. March 3rd, 2012
Trồng Đậu Cove Nâng Cao Thu Nhập Trồng Đậu Cove Nâng Cao Thu Nhập

Đậu cove (còn gọi là đậu que) là một trong những loại đậu rau quan trọng vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và tạo ra nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.

Saturday. May 19th, 2012