Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nuôi Và Chăm Sóc Lợn Đực Giống

Nuôi Và Chăm Sóc Lợn Đực Giống
Ngày đăng: 08/07/2013

Sinh sản của lợn tốt hay xấu đều do tính di truyền của con bố và con mẹ. Một đực tốt cho nhiều ổ lợn tốt trong toàn đàn. Con đực có khả năng cải tạo đàn và giống với hiệu quả cao.

Sử dụng đực giống cho phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo, dù phương pháp sử dụng nào cũng phải chọn con đực đạt được tiêu chuẩn làm giống như: có thể chất rắn chắc, không quá béo hoặc quá gầy, chân khoẻ, tính tình hiền lành nhưng không chậm chạp, hăng tính dục nhưng không xuất tinh quá sớm.

Tuỳ theo mục đích sản xuất mà chọn đực giống:

- Nếu cần sản phẩm nhiều nạc, đẻ nhiều con, con to khoẻ, tỉ lệ nuôi sống cao, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp thì chọn đực giống ngoại như Ladrace, Yorkshire. Các tiêu chuẩn cần chọn:

+ Lý lịch ông bà, cha mẹ thể hiện đặc điểm giống có năng suất cao.

+ Chọn cá thể con lớn nhất trong đàn, khoẻ mạnh, ngực nở, lưng thẳng, mông to dài mình, vai cứng cáp, 4 chân đứng thẳng, nhanh nhẹn, hiếu động, hình dáng lông da đúng với phẩm giống.

+ Hai hòn cà (tinh hoàn) đều và nở nang, lộ rõ rệt, không được lệch (hòn to hòn nhỏ), cà ẩn sâu, không trễ dài, không mọng như sa ruột.

+ Phàm ăn, chịu đựng tốt thời tiết qúa nóng hoặc quá lạnh. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (từ 3.2-3.5kg/kg tăng trọng).

+ Không mắc bệnh kinh niên và bệnh truyền nhiễm.

+ Lợn đực đã lấy tinh, trung bình tinh dịch mỗi lần xuất từ 150-250ml. Tinh trùng có từ 250-350 triệu/1ml tinh dịch.Trước khi cho phối hoặc lấy tinh con đực phải được tắm chải, lôn da phải khô ráo. Bao dương vật được rửa bằng dung dịch NaCl 1% hoặc thuốc tím pha 1/2000 đến 1/5000. Chùm lông ở đầu bao dương vật phải được cắt ngắn.
Người chăn nuôi phải tìm hiểu chất lượng con đực, kiểm tra chất lượng tinh dịch thông qua cơ quan khuyến nông để đảm bảo cải tạo giống cho đàn lợn của mình tránh lợn đực lai kinh tế. Phải dùng đực thuần chủng, không đồng huyết, cận huyết.Cho đực phối giống hoặc lấy tinh 3-4 ngày một lần là vừa đủ. Nếu cần thì có thể cho phối giống cách ngày một lần nhưng sau đó phải cho nghỉ bù.
Bằng mắt thường có thể đánh giá sơ bộ phẩm chất tinh dịch như:

+ Có mùi đặc trưng (nồng nồng, hăng hắc). Nếu thấy có mùi tanh, thối là không tốt.

+ Màu đục như nước vo gạo loãng (màu đỏ là có thể lẫn máu, màu vàng, màu xanh là có thể lẫn mũi hay nước tiểu, màu trong suốt là rất ít hoặc không có tinh trùng).Nên cho đực phối vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc buổi chiều).
Đực tơ chưa phối giống lần nào thường nhát hoặc quá hung hăng, thiếu kinh nghiệm phối giống. Nếu là lần đầu tiên thì cho phối giống với nái rạ nhưng phải chọn nái nào gần tương đồng với tầm vóc của lợn đực. Ngược lại, đực nào đã qua phối giống thfi cho phối với nái tơ và cũng phải tương đồng tầm vóc lợn nái.

- Cho lợn đực làm việc ăn 2.5±0.5kg/con/ngày tuỳ theo độ mập, gầy, trung bình.

- Khi lợn đực làm việc trên 3 lần/tuần (4 lần phối giống) thì nên cho ăn thêm 0.5kg/con/ngày.

- Cho ăn ngày 3 bữa, ngày nào phối giống cho ăn thêm 2 quả trứng gà, 100-120g thóc mầm hoặc giá đỗ xanh để tăng thêm đạm và vitamin E.

- Cho ăn thức ăn ít xơ, đạm tiêu hoá 13-14% trong đó tỉ lệ đạm động vật chiếm 35-40%.

- Cần nắm được đặc tính riêng của từng con đực và tuyệt đối không được đánh đập thô bạo làm cho đực giống dữ tính, rất nguy hiểm khi phối giống.

- Ngoài việc cho ăn đúng định lượng cần chú ý các điểm sau:

+ Cho đực ở gần nái để kích thích tính hăng sinh dục (cho đực lẫn với nái hậu bị, nái khô).

+ Cho uống nước sạch, mát.

+ Nền chuồng không có lỗ hổng hoặc trơn trượt để lợn khỏi bị hư móng.

+ Phải tắm chải cho đực ngày 1 lần. Mùa hè nóng bức thì tắm ngày 2 lần, ngày giá rét chải khô.

+ Hàng ngày xoa bóp dịch hoàn lợn đực từ 10-15 phút để giúp bộ phận sinh dục phát triển tốt.

+ Cho lợn đực vận động ngày ít nhất 45 phút, nếu có chỗ chăn thả 2-3 giờ/ngày. Không nên để đực béo dẫn đến nhảy kém, tinh dịch loãng, phẩm chất tinh xấu.

+ Tuổi sử dụng của lợn đực không quá 3-4 năm tuổi.


Có thể bạn quan tâm

Sữa đậu nành giúp lợn con có bộ xương vững chắc hơn Sữa đậu nành giúp lợn con có bộ xương vững chắc hơn

Các nhà khoa học đang đánh giá các tác động của một loại sữa đậu nành công thức, một loại sữa công thức từ sữa bò, và sữa của lợn mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển xương ở lợn con/

25/04/2016
Vai trò của Cacbohydrat đối với đường ruột của lợn Vai trò của Cacbohydrat đối với đường ruột của lợn

Các nhà khoa học từ trường Đại học Aarhus ở Tjele, Đan Mạch đã nghiên cứu vai trò của Cacbonhydrat đối với thể trạng đường ruột ở lợn. Carbohydrat là hợp chất xuất hiện một cách tự nhiên với một thành phần đa dạng và hiện diện trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật.

25/04/2016
Chế độ ăn ít protein ở lợn làm giảm khí thải nitơ Chế độ ăn ít protein ở lợn làm giảm khí thải nitơ

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, cho lợn ăn chế độ ăn có lượng protein thấp có thể làm giảm bài tiết nitơ.

26/04/2016
Nghiên cứu thay thế thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn Nghiên cứu thay thế thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn

Hãng TNO và hãng Kanters Special Products cùng hợp tác thực hiện một nghiên cứu về giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn thâm canh thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

26/04/2016
Nghiên cứu về mầm bệnh cúm ở lợn Nghiên cứu về mầm bệnh cúm ở lợn

Theo một nghiên cứu mới, các con lợn khỏe mạnh vẫn có thể mang mầm bệnh cúm. Hơn 80% số lợn tại các hội chợ tổ chức tại Ohio, Mỹ từ năm 2009 - 2011 đều cho kết quả dương tính với chủng cúm A trong khi số lợn này bên ngoài hoàn toàn khỏe mạnh.

26/04/2016