Nuôi trùn quế bằng vỏ trái cây
Gia đình anh Dương Văn Thao, ngụ ở xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre đã thực hiện thành công mô hình nuôi trùn quế bằng sinh khối là các loại phế phẩm như vỏ cam, quýt, chanh, hạnh.
Với diện tích chuồng kiên cố xây bằng xi măng cốt thép, diện tích 240m2. Chuồng được phân chia thành nhiều ô vuông để nuôi trùn. Trước khi thả trùn quế vào chuồng nuôi, anh Thao cho quét dọn chuồng sạch sẽ, bao quanh chuồng bằng lưới cước để tránh rắn mối, ếch, nhái, chuột… vào chuồng ăn trùn quế.
Sau đó tưới nước giữ độ ẩm cho nền chuồng và tiến hành thả trùn quế, mật độ 10kg trùn giống/m2, cho phân trâu bò trộn chung với nguồn phế phẩm từ các loại vỏ trái cây đã ủ hoai mục (tỷ lệ 80% phân trâu bò và 20% phế phẩm vỏ trái cây) vào chuồng để làm thức ăn cho trùn. Anh Thao cho biết: “Khi thả trùn quế giống vào ô nuôi, tôi thường xuyên theo dõi ẩm độ và các loại địch hại xung quanh; cho trùn ăn hỗn hợp phân trâu bò và phế phẩm vỏ trái cây ngay, nếu không trùn sẽ bò ra ngoài. Điều bất ngờ là vỏ trái cam, quýt, chanh, hạnh… ủ hoai mục làm sinh khối đã kích thích trùn ăn và sinh sản nhiều…”.
Hằng năm, anh thu hoạch 2 đợt trùn, mỗi đợt đạt sản lượng trên dưới 1 tấn trùn quế thương phẩm. Tuần đầu tháng 5/2008 vừa qua, anh Thao đã thu hoạch được hơn 1,2 tấn trùn quế, bán cho những hộ nuôi thủy sản giá bình quân 50.000đồng/kg, thu nhập hơn 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Lạc là cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn và phân hóa mầm hoa sớm nên cần bón phối hợp phân vô cơ phân hữu cơ, bón sớm và tập trung.
Đặc biệt, năng suất vượt trội, tăng từ 30 - 50% so với mọi năm, sản phẩm sau khi thu hoạch sạch hoàn toàn, nước chè xanh, đậm và thơm.
Các địa phương cần áp dụng quản lý sâu keo bằng biện pháp IPM, trong đó lấy sinh học làm nòng cốt