Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng chống sâu keo mùa thu Ưu tiên giải pháp sinh học

Phòng chống sâu keo mùa thu Ưu tiên giải pháp sinh học
Tác giả: Minh Đảm
Ngày đăng: 27/08/2019

Ngày 25/7, tại Tiền Giang, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức hội nghị tăng cường phòng chống sâu keo mùa thu hại bắp tại các tỉnh phía Nam.

Sâu keo mùa thu đã xuất hiện tại 12/19 tỉnh thành phố phía Nam.

Đừng lo, cây bắp có thể bù đắp!

Theo Cục BVTV, sâu keo mùa thu xuất hiện đầu tiên ở châu Phi vào năm 2016. Chỉ trong vòng hai năm, sâu keo đã gây hại trên các cây trồng chủ lực của châu Phi, trực tiếp trên cây bắp. Từ năm 2018, sâu keo xâm nhập và gây hại trực tiếp sang các nước châu Á.

Tại Việt Nam, sâu keo mùa thu xuất hiện từ giữa tháng 4/2019. Đến tháng 7/2019, có 12/19 tỉnh tại Nam Bộ như: TPHCM, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Hậu Giang, Vĩnh Long... bùng phát sâu keo mùa thu.

Đến nay, sâu keo mùa thu đã gây hại trên 656 ha với mật độ phổ biến từ 2-4 con/m2. Trong đó, 8,7 ha là diện tích bị nhiễm nặng với mật độ lên đến 8 con/m2. Hiện diện tích trồng bắp toàn vùng khoảng 30.650 ha. Tính đến ngày 18/7/2019, diện tích hiện nhiễm ngoài đồng là 462,2 ha.

Qua đánh giá thì sâu keo mùa thu là đối tượng rất khó phòng trừ nhưng chỉ gây hại nặng khi mật độ cao sâu keo này có khả năng di trú xa, nhất là di trú theo gió. Sâu keo có thể phòng trừ bằng thuốc BVTV. Tuy nhiên thuốc chỉ có hiệu quả cao khi sâu ở tuổi (1-3), tuổi (4-6) sâu không chết. Vì vậy, sâu nhanh chóng kháng thuốc khi nông dân phun thuốc nhiều lần. Sâu non có thể gây hại khi bắp từ 2-3 lá non, hạt đông sữa nhưng tập trung ở giai đoạn bắp từ 3-7 lá.

PGS.TS Lê Văn Vàng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ cho biết: “Trong điều kiện ấm, 1 con ngài cái có thể để từ 6-10 ổ trứng. Mỗi ổ từ 100-300 trứng. Ngài cái sau khi giao phối thường bị hấp dẫn mạnh bởi các hợp chất dễ bay hơi từ cây bắp, ánh sáng đen. Đây là loài di cư hàng năm ở Mỹ. Theo khuyến cáo từ FAO thì cây bắp có thể bù đắp do sâu keo mùa thu gây ra. Ở mật số cao, mất năng suất từ 10-20%. Năng suất giảm rất ít khi có ít hơn 25% số cây bị hại”.  

Thuốc BVTV: Rất độc hại, chỉ nên là giải pháp cuối cùng

Ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV  Tiền Giang cho biết: Sâu keo mùa thu là đối tượng dịch hại mới xuất hiện tại Tiền Giang. Hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 ha diện tích bắp chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu tại Chợ Gạo và Gò Công Tây. Theo điều tra của Chi cục thì đã có 35,5 ha diện tích bắp bị nhiễm sâu keo mùa thu.

"Chúng tôi kiến nghị nên luân canh, đa canh đối với bắp để hạn chế sự phát triển của dịch hại. Bên cạnh đó, cũng kiến nghị nên tập trung vào một số giống bắp kháng để khuyến cáo trồng. Đối với vấn đề sử dụng thuốc BVTV, thì nên chọn những loại thuốc sinh học. Nếu sử dụng thuốc hóa học có thể dẫn đến sâu nhanh chóng kháng thuốc”.

TS Nguyễn Thị Phương Lan, Trưởng Bộ môn BVTV, Viện Lúa ĐBSCL chia sẻ: “Viện đang nghiên cứu một chế phẩm sinh học là 3M (nấm xanh) trong điều kiện ngoài đồng. Bước đầu có tín hiệu khả quan. Thấy diệt được sâu non, một phần sâu trưởng thành. Ngoài ra nấm còn ký sinh trên con ngài giúp giảm vật chủ lây lan sâu keo”.

Thông tin về biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu trong thời gian tới, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết: “Trước mắt, cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu keo. Khuyến cáo áp dụng các biện pháp sinh học như nhân thả ong mắt đỏ và bọ đuôi kìm. Ở giai đoạn bắp còn nhỏ, trứng sâu được đẻ thành ổ chủ trên mặt lá, dễ dàng phát hiện và tiêu hủy bằng cách bẻ bỏ. Dùng bẫy diệt sâu trưởng thành, phun trừ sâu non nhỏ tuổi.

Ngành nông nghiệp các địa phương cần theo dõi, nắm sát các diện tích nhiễm sâu keo để có biện pháp xử lý thích hợp. Khi mật độ cao, có thể tạm thời sử dụng 4 hoạt chất để phòng trừ như: Bacillus thuring giensis, Indoxacrad, Spinetoram, Lufennuron.Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu keo theo quy trình kỹ thuật của Cục BVTV, theo CV 1064 ban hành tháng 5/2019".

Cục BVTV khuyến cáo các doanh nghiệp đăng ký thuốc BVTV phòng trừ sâu keo mùa thu, ưu tiên thuốc sinh học. Các địa phương hợp tác công tư để tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền hướng dẫn nông dân phòng trừ phun thuốc BVTV theo quy trình 4 đúng.

"Về lâu dài cần nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phổ ký chủ, quy luật phát sinh gây hại, điều tra thiên địch của sâu keo mùa thu... Đánh giá khả năng ứng dụng và biện pháp phòng trừ nhập nội, nhân nuôi loài thiên địch có hiệu quả kiểm soát sâu.

Các địa phương cần áp dụng quản lý sâu keo bằng biện pháp IPM, trong đó lấy sinh học làm nòng cốt", ông Lê Văn Thiệt


Có thể bạn quan tâm

‘Vịt’ robot giúp nông dân Nhật diệt cỏ không cần hóa chất ‘Vịt’ robot giúp nông dân Nhật diệt cỏ không cần hóa chất

Robot Aigamo mô phỏng hoạt động tự nhiên của loài vịt, từ đó giúp nông dân tiêu diệt cỏ dại, bảo vệ mùa màng mà không cần dùng tới hóa chất.

27/08/2019
Cấp bách chuyển đổi cây trồng tưới tiết kiệm cho cây lạc Cấp bách chuyển đổi cây trồng tưới tiết kiệm cho cây lạc

Lạc là cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn và phân hóa mầm hoa sớm nên cần bón phối hợp phân vô cơ phân hữu cơ, bón sớm và tập trung.

27/08/2019
Phân bón hữu cơ nâng năng suất cây trồng Phân bón hữu cơ nâng năng suất cây trồng

Đặc biệt, năng suất vượt trội, tăng từ 30 - 50% so với mọi năm, sản phẩm sau khi thu hoạch sạch hoàn toàn, nước chè xanh, đậm và thơm.

27/08/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.