Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao
Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.
Năm 2009, con đường trung tâm hành chính đi xã Minh Hưng đưa vào sử dụng. Dọc hai bên đường chưa có người dân đến ở, chỉ có thảm cỏ xanh tốt chạy dài gần 6km. Thấy vậy, ông Đức đầu tư nuôi trâu, bởi cỏ sẵn có; thị trường thịt trâu hút hàng và việc chăm sóc trâu khá dễ. Ban đầu, đàn trâu có 7 con, nay đã tăng lên 40 con. Trung bình mỗi năm, một con trâu sau khi trừ chi phí lời 4 triệu đồng.
Ông Đức cho biết, mùa khô không có cỏ thì xuất bán đàn trâu, chỉ giữ lại một số con khỏe để làm giống. Cuối mùa khô gây đàn trở lại. So những con vật khác, trâu sinh sản chậm, chu kỳ trung bình 3 năm đẻ 2 lứa. Tuy nhiên, việc xuất bán tương đối ngắn, nuôi trâu con được một năm thì có thể bán với giá 20 triệu đồng/con.
Trâu là động vật có sức đề kháng tốt. Điểm yếu của trâu là chịu rét kém, khi trời lạnh thì sưởi ấm bằng cách đốt mùn cưa ở đầu ngọn gió nơi trâu nằm. Hàng năm, rắc vôi và phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Để cải thiện thêm thức ăn cho trâu, ông Đức cho đàn trâu ăn thêm vỏ và xơ mít.
Theo ông Đức, nuôi trâu nếu chủ động cỏ sẽ cho thu nhập cao. Với đàn trâu 40 con, chỉ chăn nuôi tập trung vào mùa mưa nhưng gia đình ông đã có nguồn lợi gần 100 triệu đồng/năm.
Related news
Trên 506 triệu đồng là kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động” Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt.
Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.
Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.