Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt
Vụ này nuôi tôm không chỉ bất lợi về thời tiết, mà giá tôm nguyên liệu cũng xuống thấp, hiện chỉ còn 100.000 đ/kg (100 con/kg), thấp hơn 40.000 đ/kg so với thu tôm đợt 1 cách đây 3 tháng.
Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.
Sau khi lót bạt dưới đáy ao, lấy nước ngầm để dung hòa độ mặn với nước biển, thả giống chất lượng cao với mật độ thưa và cho ăn thức ăn công nghiệp. Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất, chỉ dùng men vi sinh, đặc biệt là có hệ thống kiểm soát môi trường nước ao nuôi để theo dõi các mức biến động. Nước ao được lọc qua ao xử lý chất thải trước khi đưa ra bên ngoài vùng nuôi".
Ông Thơ còn cho biết, việc đầu tư nuôi tôm trải bạt của gia đình ông trong 3 năm nay rất thuận lợi, năm nào cũng có lãi. Đợt 1 năm nay ông thả nuôi 1,6 ha, sau gần 3 tháng thu hoạch được 35 tấn, bán với giá 167.000 đ/kg (65 con/kg), sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 900 triệu đồng.
Tuy nhiên đợt 2 nuôi 3 ao với diện tích 10.000 m2 thả 2 triệu giống, giá đầu tư 93 đ/con, nuôiđược1 tháng 20 ngày thì tôm bị sốc nhiệt chết hàng loạt. Ông thu hoạch non bán với giáchỉ từ 10.000 - 30.000 đ/kg, lỗ gần 600 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Trần Văn Khánhởcùng thôn nuôi tôm cũng thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Gặp chúng tôi, ông Khánh than vãn: “Tôi vừa thu hoạch với diện tích 1.600 m2 chỉ được hơn 2 tấn tôm, tỷ lệ hao hụt rất cao, bởi thả tới 45 vạn con giống. Đợt 2 chi phí nuôi 450 triệu đồng, nhưng thu hoạch chỉ được gần 300 triệu, lỗ nặng”.
Cũng theo ông Khánh, năm nay nuôi tôm thật khó vì thời tiết nắng nóng gay gắt. Mặc dù ông luôn cho quạt nước hoạt động liên tục để vừa cung cấp oxy vừa làm giảm độ nhiệt trong ao. Thế nhưng nhiều lúc nước ao vẫn nóng.
Mặt khác vụ này nuôi tôm không chỉ bất lợi về thời tiết, mà giá tôm nguyên liệu cũng xuống thấp, hiện chỉ còn 100.000 đ/kg (100 con/kg), thấp hơn 40.000 đ/kg so với thu tôm đợt 1 cách đây 3 tháng.
Ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, năm 2013 toàn xã chỉ có hơn 17 ha nuôi tôm trải bạt đến nay đã lên 42 ha. Đợt 1 năm nay các vùng nuôi trong tỉnh thua lỗ thì tại địa phương lại thắng đậm, hộ lãi ít nhất 200 triệu đ/ha, hộ nhiều cả tỷ đồng.
Tuy nhiên đợt 2 vừa qua lại có trên 85% diện tích thả nuôi bị thiệt thại do thời thiết nắng nóng và một sốao có tôm bị bệnh hoại tử gan tuỵ.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa khuyến cáo: Đìa nuôi tôm phải được thực hiện theo đúng quy trình như tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy. Để hạn chế những bệnh virus nguy hiểm trên tôm như đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử cơ... cần xét nghiệm giống và kiểm dịch trước khi thả.
Trong quá trình nuôi duy trì mực nước trong ao≥ 1,4 m. Tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt hoặc mưa lớn giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Hoa ngâu chính vụ năm nay ở Phù Mỹ (Bình Định) mất mùa nhưng giá bán cao hơn so cùng vụ năm ngoái. “Nguyên nhân ngâu mất mùa là do nắng nóng kéo dài, ngâu héo hoa, không nở hạt; sản lượng giảm”- ông Nguyễn Văn Thu, thôn Diêm Tiêu, Thị trấn (TT) Phù Mỹ, nhiều năm gắn bó cây ngâu cho biết.
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.
Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.
Ngoài việc thay thế cho gần 30 công lao động, một chiếc máy cấy có công suất như trên còn góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 70.000 đồng/sào. Đó là tiến bộ kỹ thuật mới được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đưa vào thử nghiệm tại một số địa phương trong vụ Xuân 2012.
Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.