Nuôi tôm theo VietGAP nhằm hạn chế dịch bệnh
Để khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình giai đoạn 2014 - 2016, Bộ NN và PTNT đã ban hành Quyết định số 897/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/4/2014 về việc phê duyệt dự án Khuyến nông Trung ương, trong đó có nội dung xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP.
Dự án được thực hiện với 8 mô hình nuôi tôm chân trắng có tổng diện tích 16 ha, với sự tham gia của 40 hộ tại 13 xã thuộc 8 tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang và Sóc Trăng. Các mô hình được lựa chọn được tham gia tập huấn, hỗ trợ giống, vật tư, đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
Theo quy trình, tôm được thả nuôi với mật độ 80 con/m2, con giống qua kiểm dịch và có cỡ đồng đều, khỏe, sạch bệnh, được mua tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn được mua tại các đại lý đóng trên địa bàn nhưng đảm bảo được đóng gói, sản xuất theo quy định của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Quá trình nuôi được ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chủng vi sinh vật có lợi nhằm cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh. Kết quả: tỷ lệ sống trung bình 79,7%, trong đó tỉnh Ninh Thuận đạt cao nhất 90%, Hải Phòng 68%. Hệ số thức ăn trung bình 1,3; tổng sản lượng thu hoạch 169,8 tấn; năng suất trung bình 10,6 tấn/ha, trong đó tỉnh Ninh Thuận đạt năng suất cao nhất 13,3 tấn/ha, Nghệ An thấp nhất 8,98 tấn/ha.
Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận so sánh giữa mô hình nuôi theo VietGAP và không theo VietGAP tại Quảng Ninh là 713 triệu đồng/ha và 528 triệu đồng/ha (tăng 35%), tại Hải Phòng là 800 triệu đồng/ha và 584 triệu đồng/ha (tăng 36%).
Theo đánh giá, khi áp dụng VietGAP đã tiết kiệm được một số khoản chi phí cơ sở do quá trình quản lý tốt hơn như: lượng thuốc, hóa chất phải dùng ít hơn (do sức khỏe tôm tốt, môi trường nuôi ổn định hơn); kiểm soát thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn nên giảm lượng thức ăn sử dụng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường nuôi, tiết kiệm điệnnăng sử dụng.
Tuy nhiên, việc mua con giống chất lượng cao từ cơ sở có uy tín và đạt chuẩn đã đẩy giá thành sản xuất lên cao hơn nhưng bù lại, tôm khỏe, tỷ lệ sống cao hơn và đủ số lượng.
Sau khi được nghiệm thu, tại mỗi mô hình đã tổ chức tổng kết và kết quả cho thấy người dân và chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ triển khai mô hình VietGAP. Sau khi được tập huấn áp dụng VietGAP, các hộ mô hình đã tuân thủ theo VietGAP, thực hiện tốt việc kiểm soát các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.
Thông qua điều tra, 100% người nuôi tôm nhận thức được những lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP và đa số mong muốn áp dụng mô hình nếu được hướng dẫn. Với thành công này, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiến nghị tiếp tục triển khai mô hình tại 8 tỉnh thí điểm và tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, đồng thời cần tiếp tục tuyên truyền và phổ biến mô hình để người nuôi tôm trong cả nước có thể áp dụng.
Related news
Hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng như ở Sóc Trăng nhiều trà lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông, đây là giai đoạn cực trọng liên quan tới năng suất lúa. Việc giữ cho cây lúa sạch bệnh, không bị sâu hại tấn công sẽ giúp lúa đạt năng suất cao.
Đưa chúng tôi đi quanh khu vườn bưởi lởm chởm đá nhưng cây nào cũng trĩu quả ông Nguyễn Văn Minh, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối, (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) kể: Trước đây, khu này là bãi khai thác đá quặng. Sau khi khai thác hết, tôi mua lại. Đất ở đây rất xấu, lượt đất màu chỉ chừng 20 - 30cm đào xuống dưới là toàn đá.
Nhờ chuyển một số diện tích lúa 1 vụ, cho năng suất thấp sang mô hình trồng các loại cây có giá trị kinh tế kết hợp nuôi cá…, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mang lại doanh thu cao, tăng thu nhập cho các thành viên trong HTX.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng dịch bệnh gây hại lúa. Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc phòng trừ rầy nâu theo nguyên tắc “4 đúng” để bảo vệ các trà lúa hè thu.
Cơ sở Sản xuất rau an toàn Tiến Huy ở thôn Định An, xã Hiệp An (Đức Trọng - Lâm Đồng) đã hợp tác với nông dân xây dựng khép kín mô hình sản xuất luân canh các giống rau chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường, góp phần ổn định thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất quanh vùng.