Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An
Trong những năm qua, người dân vùng Hạ tỉnh Long An điêu đứng vì con tôm sú do giá cả thị trường thấp, dịch bệnh, nguồn giống không có chất lượng, thả nuôi không đúng thời vụ và môi trường nước bị ô nhiễm.
Năm 2009, tình hình cũng không khởi sắc dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát và nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh như muốn quay lưng lại với nghề nuôi tôm sú này.
Hiện nay, diện tích nuôi có xu hướng thu hẹp lại vì công nghiệp hóa, quan trọng nhất là môi trường đã ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt… gây ảnh hưởng không nhỏ cho người nuôi tôm sú nói riêng và nuôi thủy sản nói chung trên địa bàn tỉnh. Trong 3 năm trở lại đây, một xu hướng mới, có thể nói là có triển vọng cho người nuôi tôm tại vùng Hạ là việc sử dụng nguồn giếng khoan để nuôi tôm vụ nghịch đang phát triển.
Hộ anh Phạm Văn Cành, ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, người có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi tôm sú. Anh cho biết: “Trước đây tôi nuôi tôm bằng nguồn nước sông bình thường, cũng như nhiều người dân tại đây, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý môi trường mặc dù đã nắm vững về kỹ thuật. Chất lượng nước ở bên ngoài thường khó kiểm soát và phải tốn rất nhiều chi phí để xử lý nước trước khi nuôi.
Bên cạnh đó, trong thời gian nuôi, nếu thay nước hay cấp nước thì mức độ rủi ro rất cao vì không đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp. Ngoài yếu tố chất lượng nước, khi nuôi chính vụ bằng nguồn nước sông rất dễ xảy ra dịch bệnh, do đó người nuôi dễ lỗ”.
Trong 3 năm nay, gia đình anh quyết định chuyển sang nuôi tôm bằng nguồn giếng khoan. Hiện tại, với diện tích ao 1 ha, anh đầu tư 1 giếng đào với chi phí xây dựng ban đầu là 5 triệu đồng. Theo anh, giếng phải đào ở độ sâu 30 – 40 m thì chất lượng nước mới tốt và nuôi tôm mới có hiệu quả.
Anh cho biết nguồn nước giếng khoan này có những ưu điểm như độ kiềm cao, dao động từ 120 – 150 mg/l CaCO3, pH từ 6 - 7, và độ mặn từ 10 - 12 phần ngàn. Quy trình xử lý nước thì không khác với nuôi bằng nguồn nước sông, nhưng quan trọng nhất là phải sử dụng EDTA để khử kim loại nặng với liều lượng 1 kg/1000m3 thì sẽ đảm bảo hiệu quả.
Hiện nay gia đình anh nuôi 2 vụ/năm.. Kết quả vụ nuôi vừa qua, Với diện tích 1 ha, anh thả 120.000 con giống, sau 4 tháng nuôi anh thu hoạch được 2 tấn, cỡ 50 con/kg, với giá bán bình quân là 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh có lãi 80 triệu đồng.
Ấp Bình Thạnh, xã Nhựt Ninh có phong trào nuôi tôm bằng nguồn giếng khoan khá phổ biến. Anh Đỗ Văn Đo, anh cũng có trên 7 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm sú. Anh chuyển sang đào giếng khoan trong 2 năm trở lại đây. Anh cho biết ở mỗi vùng đất khác nhau thì chất lượng nước giếng khoan cũng khác nhau.
Tại đây, độ mặn từ 6 - 7 phần ngàn, pH từ 6,5 - 7 và độ kiềm 60 - 70 mg/l CaCO3. Trong vụ vừa rồi, với diện tích ao 4000 m2, anh thả 150.000 post tôm sú, sau 4 tháng nuôi anh thu hoạch 1,7 tấn. Với giá bán 80.000 đồng/kg, anh có lãi 40 triệu đồng. Anh giải thích lợi nhuận không cao do chi phí xử lý nước và điện cho máy bơm cao.
Tuy nhiên anh rất phấn khởi cho chúng tôi biết rằng khi sử dụng nguồn giếng khoan để nuôi tôm thì người dân ở đây chưa bao giờ bị lỗ. Nguyện vọng của anh và nhiều hộ nuôi khác là nhà nước không cấm việc khoan giếng để nuôi tôm, điều đó sẽ giúp người dân yên tâm sản xuất.
Rõ ràng, từ thực tế sản xuất của người dân, nguồn giếng khoan khá phù hợp với nghề nuôi tôm sú. Đây là một xu hướng có triển vọng phát triển tại Long An. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn giếng khoan thì khả năng ảnh hưởng của nó với tầng ngầm sâu như thế nào và các kim loại nặng khi được đưa lên tầng mặt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như môi trường.
Related news
Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi
Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.
Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung
Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.
Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao