Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết

Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết
Publish date: Friday. May 11th, 2012

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

Tuy nhiên, ngay cả những vùng nuôi được đầu tư rất bài bản và nuôi theo quy trình GlobalGAP, sử dụng chế phẩm sinh học, hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV để xử lý môi trường nhưng tôm vẫn chết hàng loạt. Đến nay ngành chức năng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, trong khi đó DN nghi ngờ có loại tảo độc gây chết tôm.

Nuôi hơn 10 ngày đã chết

Đang là thời điểm chính vụ nhưng vùng nuôi tôm công nghiệp Hà Tiên - Kiên Lương (Kiên Giang) lại khá yên ắng. Những chiếc quạt nước nằm bất động ở góc ao, công nhân cũng thưa thớt. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Danh Hiện, Giám đốc Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú (ấp Cảng, xã Hòa Điền, Kiên Lương) lắc đầu ngao ngán: “Chưa bao giờ các DN nuôi tôm công nghiệp ở đây lại gặp khó khăn như năm nay. Thả bao nhiêu chết hết bấy nhiêu. Tôm đang ăn uống bình thường bỗng nổi đầu lên rồi chết sạch mà chẳng ai biết là chết do nguyên nhân gì”.

Theo ông Hiện, từ đầu năm đến nay Cty đã thả nuôi 356 ao tôm (5.000 m2/ao), trong đó có 199 ao tôm sú, còn lại là thẻ chân trắng (TCT). Tuy nhiên dịch bệnh đã làm cho tôm sú chết sạch (chỉ còn một ao duy nhất có tôm sống sót), còn tôm TCT cũng đã chết hơn 50%. Quy trình nuôi ở đây rất chuẩn, theo tiêu chuẩn GlobalGAP, có hệ thống cấp và thoát nước riêng. Nước trước khi lấy vào đều được lắng lọc, diệt khuẩn, diệt tạp cẩn thận, tuyệt đối không dùng các chất cấm.

Thậm chí ngay cả các loại thuốc trong danh mục cho phép cũng được Cty lấy mẫu đưa đi xét nghiệm, đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng. Nguồn con giống do Cty tự SX, được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập bố mẹ, sinh sản và chuyển đến vùng nuôi. “Vậy mà không hiểu sao năm nay tôm sú mới chỉ thả được hơn 10 ngày đã bắt đầu chết và được khoảng một tháng là chết sạch. Còn tôm TCT thì chết trong khoảng 45 - 60 ngày. Lấy các mẫu tôm bị bệnh đem đi xét nghiệm hoàn toàn không xác định được tôm chết là do virus hay vi khuẩn. Có điều lạ là những ao nước càng tốt thì tôm chết càng sớm, có thể là do tảo độc gây ra”, ông Hiện nghi vấn.

Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, gần chục năm nay, đây là năm đầu tiên khu nuôi tôm công nghiệp tập trung của tỉnh bị thiệt hại nhiều như vậy. Mặc dù trong tổng diện tích 2.879 ha, DN và các hộ dân mới chỉ thả nuôi được 571 ha nhưng đã có 207,5 ha bị dịch bệnh gây thiệt hại hoàn toàn.

Trong đó nặng nhất là Cty Minh Phú bị thiệt hại 133/178 ha, Cty Thông Thuận 12,5/40 ha, Cty Kisimex 6/6 ha, Cty BIM-Hạ Long 20/215 ha và các hộ dân 33/58 ha... Tôm bị nhiễm bệnh khoảng 25 - 60 ngày tuổi, chết rất nhanh, một số ao được xác định là do bệnh gan tụy và đốm trắng nhưng phần lớn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây thiệt hại.

Thay đổi phương pháp nuôi

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm, Cty Minh Phú đã lấy mẫu tôm, mẫu nước, mẫu đất gửi các cơ quan chuyên môn làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân nhưng hoàn toàn không phát hiện độc tố từ thuốc trừ sâu. Theo ông Hiện, một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tôm chết là do nhiễm tảo độc từ nước biển, loại tảo này phát triển rất nhanh ở những vùng biển có độ mặn cao. Chúng đã gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt ở một số nước trong khu vực trước khi đến Việt Nam.

Do lo ngại tảo độc gây chết tôm nên hiện nay Cty Minh Phú đang cho thử nghiệm cách nuôi mới đó là phương pháp nuôi không tảo và không dùng chất diệt giáp xác. Theo cách nuôi truyền thống trước đây thì sau khi nước được diệt khuẩn và diệt tạp sẽ được tạo tảo để hạn chế ánh nắng chiếu xuống đáy ao. Cái khó của phương pháp nuôi không tảo là nước rất trong nên ánh nắng sẽ gây nóng cho tôm và tạo điều kiện cho các loại rong đáy phát triển.

"Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng loại lưới dùng trong trồng lan để che ánh nắng và phải chạy quạt liên tục để tạo vẩn đục cho nước. Phương pháp nuôi này sẽ tốm kém hơn nhiều so với cách nuôi trước đây, nhất là tiền điện để chạy quạt. Nhưng tốn còn hơn là ngồi nhìn tôm chết", ông Hiện cho biết.

Theo ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang thì nguyên nhất tôm chết có thể là do chất lượng con giống từ tôm bố mẹ không đảm bảo, tôm giống nhập tỉnh không kiểm soát hết mầm bệnh, khi gặp thời tiết, chất lượng nước có biến động lớn đã gây bất lợi cho sức khỏe của tôm, làm bệnh cơ hội phát sinh.

Còn thông tin tôm chết do tảo độc từ nguồn nước là chưa có cơ sở, vì thực tế vẫn có những đơn vị không bị thiệt hại hoặc bị nhưng với tỷ lệ rất thấp.

Related news

Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

Friday. October 16th, 2015
Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Friday. October 16th, 2015
Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

Friday. October 16th, 2015
Không phải cứ thấy khó khăn là thả Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

Friday. October 16th, 2015
Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế là những nội dung được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tổ chức chiều 13.10 tại Hà Nội.

Friday. October 16th, 2015