Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Từ một hộ nuôi thí điểm, đến nay, đã có hàng chục hộ làm hàng trăm lồng bè nuôi tôm hùm. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có định hướng, qui hoạch để người dân tránh khỏi những “vết xe đổ” như những nghề nuôi trồng thủy sản ở các địa phương.
Người đầu tiên nuôi tôm hùm ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là anh Nguyễn Ngọc Hiệp ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Cuối năm 2012, sau khi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm hùm xuất khẩu ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà; anh Hiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng làm lồng bè, mua tôm hùm giống về thả nuôi. Đến nay, anh Hiệp mở rộng hơn 30 lồng nuôi tôm với khoảng 1.300 tôm con tôm giống. Anh Nguyễn Ngọc Hiệp cho hay, cái khó nhất trong nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu là khâu chọn giống và phòng bệnh cho tôm.
Thành công từ nuôi tôm hùm xuất khẩu của anh Nguyễn Ngọc Hiệp khiến nhiều hộ dân ở Lý Sơn mạnh dạn đầu tư nuôi tôm hùm xuất khẩu. Đến nay, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, hàng chục hộ và nhóm hộ có đến cả trăm lồng bè nuôi tôm hùm, với mật độ từ 50 đến hơn 100 con mỗi lồng.
Ông Trương Văn Thanh ở thôn Đông, xã An Hải cho biết: nếu thời tiết thuận lợi, sau hơn 1 năm nuôi tôm xuất khẩu, mỗi hộ có thể kiếm được từ 100 đến gần 200 triệu đồng. Các hộ nuôi tôm hùm mong muốn nhà nước ưu đãi lãi suất cho vay để nuôi tôm đạt kết quả. Đồng thời, bà con mong được tham gia các lớp tập huấn phòng ngừa dịch bệnh và hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm.
Huyện Lý Sơn hiện có khoảng 150 lồng bè nuôi tôm hùm nằm dày đặt trên luồng lạch ra vào Vũng neo trú tàu thuyền xã An Hải. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các bè tôm hùm vào mùa mưa bão là mối lo của chính quyền địa phương và các hộ dân nuôi tôm hùm hiện nay.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Việc nuôi tôm hùm ồ ạt đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về kinh tế biển, định hướng đầu tư mang tính toàn diện hơn vừa khai thác, nuôi trồng và vừa chế biến. Về nuôi trồng, 3 năm nay, nhân dân đã nuôi trồng những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Hiện tại mô hình nuôi tôm hùm giá trị kinh tế rất cao và đang phát triển đúng định hướng. Huyện đang qui hoạch nuôi trồng thủy sản để nhân định hướng rõ hơn cho người dân. Và quan trọng nhất trong việc nuôi trồng ở huyện đảo Lý Sơn là phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nhất là trong mùa thiên tai sắp đến.
Nuôi tôm hùm xuất khẩu đang mở ra nhiều triển vọng cho ngư dân Lý Sơn trong việc nâng cao thu nhập, giàu lên từ biển. Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu phát triển bền vững, rất cần những định hướng cụ thể từ chính quyền địa phương và ngành chức năng trong qui hoạch, phòng bệnh và giải quyết đầu ra cho bà con.
Related news

Nguyên nhân chính là bà con không chịu đổi diện tích đất ruộng hoặc cho thuê. Tôi đang có ý định mở rộng diện tích nuôi cá nhưng xem ra còn rất lâu mới có thể đạt được ý định. Tôi cũng nghe có chủ trương dồn điền đổi thửa nhưng chưa thấy địa phương triển khai.

Những ngày này khi Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản đang triển khai, thì tại các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện những người môi giới “tư vấn” ngư dân để vay nguồn vốn này nhằm trục lợi. Do vậy, ngư dân cần cảnh giác…

Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp, HTX Đông Giang 2, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) được mùa tôm sú. Với 19,5 ha ao nuôi trên tổng số 50 hộ dân tham gia, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ nuôi tôm lãi ròng khoảng 200 triệu đồng, trong đó hộ lãi cao nhất gần 500 triệu đồng.

Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…

Đây là chính sách tái cấp vốn đặc biệt, với lãi suất áp dụng là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với tổng thời gian là 3 năm. Mức tái cấp vốn được xác định tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng.