Nuôi Tôm Đất Tại Long An Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Là người có kinh nghiệm nuôi tôm sú 15 năm, anh Nguyễn Hoàng Lâm ở ấp Luỹ, xã Phước Lại cho biết, hai năm nay anh nuôi thử 0,5 ha tôm đất thấy vốn đầu tư ít, kỹ thuật nuôi đơn giản hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú do thức ăn có thể sử dụng cám trộn với thức ăn công nghiệp, hoặc canh nước lớn tháo cống lấy thức ăn ngoài thiên nhiên.
Cùng với đó, nguồn nước cũng không cần phải xử lý lắng lọc, bởi tôm đất thích nghi với vùng nước lợ. Nuôi tôm đất cũng không cần phải sử dụng cánh quạt nước như nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Ngoài ra, thời gian nuôi tôm đất cũng ngắn, chỉ 50 - 60 ngày là thu hoạch. Điều quan trọng là năng suất tôm đất đạt 400 - 500 kg/ha, trong khi giá bán hiện nay từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Chính vì vậy, mỗi năm anh Lâm nuôi 3 vụ trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng/ha.
Một người nuôi tôm khác là Anh Võ Văn Mười, xã Phước Lại cũng cho biết, hai năm nay anh sử dụng 0,8 ha ao đầm nuôi tôm sú xen canh với nuôi tôm đất, thấy nuôi tôm đất hiệu quả kinh tế cao hơn tôm sú, bởi đầu ra tiêu thụ nội địa rất thuận lợi, nguồn giống tại chỗ không phải mua trôi nổi và cũng được kiểm dịch chặt chẽ.
Theo ông Huỳnh Văn Tường, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc, mô hình nuôi tôm đất ở xã Phước Lại đạt hiệu quả kinh tế rất cao, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, rủi ro thấp và lãi cao.
Hiện nay, xã Phước Lại phát triển 10 ha, huyện Cần Giuộc đang khuyến cáo nông dân áp dụng mô hình lúa – tôm đối với các xã nằm ven biển để khai thác vùng nước lợ phát triển nuôi tôm đất, hay mô hình tôm đất xen canh với tôm thẻ chân trắng, tôm sú để hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú.
Có thể bạn quan tâm

Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, cần sử dụng 16 nguyên tố, C, H, O chiếm cao và có trong tự nhiên. Còn lại 13 nguyên tố cần phải bổ sung

Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker. Là loại sâu hại chính gây hại trên lúa, ở vụ xuân gây hại chủ yếu trên trà xuân muộn, vụ mùa gây hại hầu hết các trà lúa đặc biệt trà lúa mùa trung, chính vụ và mùa muộn.

Trong việc sản xuất lúa, Ông Bà ta thường nói câu: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Qua câu nói này cho thấy yếu tố giống là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa.

Trong môi trường đất chua nhiều loại vi sinh vật có hại (vi sinh vật háo khí) sinh trưởng mạnh, trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra nhiều chất độc hại, hút nhiều khí oxy của đất làm cho rễ lúa bị ngộ độc, thiếu oxy nên kém phát triển.

Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.