Nuôi Tôm Đất Tại Long An Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Là người có kinh nghiệm nuôi tôm sú 15 năm, anh Nguyễn Hoàng Lâm ở ấp Luỹ, xã Phước Lại cho biết, hai năm nay anh nuôi thử 0,5 ha tôm đất thấy vốn đầu tư ít, kỹ thuật nuôi đơn giản hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú do thức ăn có thể sử dụng cám trộn với thức ăn công nghiệp, hoặc canh nước lớn tháo cống lấy thức ăn ngoài thiên nhiên.
Cùng với đó, nguồn nước cũng không cần phải xử lý lắng lọc, bởi tôm đất thích nghi với vùng nước lợ. Nuôi tôm đất cũng không cần phải sử dụng cánh quạt nước như nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Ngoài ra, thời gian nuôi tôm đất cũng ngắn, chỉ 50 - 60 ngày là thu hoạch. Điều quan trọng là năng suất tôm đất đạt 400 - 500 kg/ha, trong khi giá bán hiện nay từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Chính vì vậy, mỗi năm anh Lâm nuôi 3 vụ trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng/ha.
Một người nuôi tôm khác là Anh Võ Văn Mười, xã Phước Lại cũng cho biết, hai năm nay anh sử dụng 0,8 ha ao đầm nuôi tôm sú xen canh với nuôi tôm đất, thấy nuôi tôm đất hiệu quả kinh tế cao hơn tôm sú, bởi đầu ra tiêu thụ nội địa rất thuận lợi, nguồn giống tại chỗ không phải mua trôi nổi và cũng được kiểm dịch chặt chẽ.
Theo ông Huỳnh Văn Tường, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc, mô hình nuôi tôm đất ở xã Phước Lại đạt hiệu quả kinh tế rất cao, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, rủi ro thấp và lãi cao.
Hiện nay, xã Phước Lại phát triển 10 ha, huyện Cần Giuộc đang khuyến cáo nông dân áp dụng mô hình lúa – tôm đối với các xã nằm ven biển để khai thác vùng nước lợ phát triển nuôi tôm đất, hay mô hình tôm đất xen canh với tôm thẻ chân trắng, tôm sú để hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú.
Related news
Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ
Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên
Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá
Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên ruộng lúa cạn. Ruộng lúa bị hại nặng có màu hơi trắng vì đầu ngọn lá bị sâu hại. Sâu non của sâu phao thường ăn vào ban đêm, nhưng vào những ngày mưa phùn, râm mát chúng có thể phá cả ngày. Sâu non gặm mô diệp lục của lá, ăn khuyết từng miếng nhỏ, chỉ để lại một lớp biểu bì mỏng
Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu...