Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất
Ngày đăng: 18/09/2014

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân Phan Văn Chưng (ngụ ấp Bình Quới 2) cho biết, do gần bờ sông, chịu ảnh hưởng của nước lũ nên năm nào gia đình ông cũng chỉ làm rẫy được hai vụ, mùa nước thì bỏ trống hoặc trồng rau nhút.

Thấy tôm càng xanh dễ bán, có lợi nhuận kinh tế cao và tận dụng được những nơi nước ngập nên năm 2000, ông đã đầu tư đào 6.000m2 ao để thả nuôi tôm càng xanh. Mới nuôi tôm, chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên số lượng tôm giống hao hụt nhiều, năng suất thu hoạch cuối vụ không cao, nhưng vẫn còn lời.

Ông tiếp tục tìm tòi, học hỏi cách nuôi, vừa tự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. “Vụ tôm vừa qua, tui thả 130.000 con tôm càng xanh giống, vừa thu hoạch gần 1,2 tấn tôm, bán tôm trứng loại 60 con/kg với giá 130.000 đồng/kg và tôm càng thương phẩm loại 30 con /kg bán với giá 220.000 đồng/kg, trừ chi phí thức ăn và con giống, còn lời gần 10 triệu đồng/công ao” - ông Chưng chia sẻ.

Theo ông Chưng, tôm càng xanh không khó nuôi, ao để nuôi tôm có mực nước khoảng 1 mét, mật độ thả nuôi khoảng 20 con/m2 ao, bố trí quạt nước liên tục để tôm không bị thiếu dưỡng khí. Thức ăn cho tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp, hàm lượng đạm trong thức ăn phải thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra, có thể cho tôm ăn thêm thức ăn tự chế biến kết hợp với cám viên để giảm chi phí đầu tư. Thức ăn tự chế biến gồm các thành phần: Bánh dầu, ngũ cốc các loại và thực phẩm giàu đạm như cá tạp, trùn, các phế phẩm động vật khác. Trong ao nuôi cũng cần thả chà để làm nơi trú ẩn cho tôm, đặt vó để theo dõi sự phát triển và khả năng bắt mồi của tôm.

Kết thúc mỗi vụ tôm, phải tiến hành nạo vét bùn ở đáy, rải vôi khử trừng và phơi ao 3 ngày. Khi bơm nước vào ao, phải thông qua túi lọc để loại bỏ cá tạp làm hao hụt tôm giống. Đồng thời, cấy các loại men vi sinh, diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH của nước trước lúc thả tôm giống. Tôm giống khi mua phải chọn các giống tôm khỏe mạnh từ các trại giống có uy tín về chất lượng.

Những ngày đầu sau khi thả tôm giống thường xuyên theo dõi, quan sát tôm có thích nghi với môi trường hay không để điều chỉnh nước cho phù hợp. Hàng tuần phải bơm thay nước bẩn, định kỳ khoảng 15 ngày xử lý nước bằng dung dịch iot, vôi bột… để làm sạch môi trường sống giúp tôm phát triển nhanh.

Ngụ cùng ấp, anh Phan Văn Tròn cũng đang nuôi 3.000m2 ao tôm càng xanh, tâm sự: “Lúc trước, tui cũng trồng rẫy quanh năm, thấy không có lời nên tui quyết định nuôi tôm. Nuôi đến nay cũng đã gần 15 năm, so với làm rẫy thì nuôi tôm không cực hơn là bao nhưng lời hơn rất nhiều lần.

Tôm tuy được nuôi trong ao nhưng gần sông, rất dễ thay nước nên tỷ lệ sống đạt hơn 70%, tôm càng rất mau lớn, trọng lượng từ 20-30 con/kg. Tôm thả nuôi từ 3,5- 4 tháng là có thể thu hoạch tôm tỉa (tôm trứng) bán để có tiền bù đắp vào chi phí mua thức ăn, đến khoảng tháng thứ 7 có thể thu hoạch tôm càng thương phẩm. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ rất chạy hàng và giá cả rất ổn định…”.

Những năm qua, nuôi tôm càng xanh trong ao đất đã giúp nhiều nông dân nơi đây ăn nên làm ra, tạo thu nhập ổn định cho gia đình ngay cả trong mùa nước nổi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.

07/08/2013
Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng

Anh Mai Công Quốc ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, đã trải nghiệm vụ mùa 2012 gần 50 loại giống lúa chịu mặn trên đất nuôi tôm với năng suất cao. Anh góp phần rất lớn cho Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Viện lúa đbscl chọn ra giống lúa chịu mặn, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại địa phương.

24/06/2013
Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi) Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi)

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

07/08/2013
Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên) Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên)

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.

12/12/2012
Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội

Ngày 14-3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ, kiểm điểm công tác phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Đến dự có đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Sở Công thương TP Hà Nội.

17/03/2013