Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn
Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.
Mô hình đã mang lại hiệu quả rất khả quan, năng suất đạt từ 800 - 1.200 kg/ha, có hộ đạt 2 tấn/ha. Lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ nuôi từ 6 - 7 tháng, một số hộ có hộ lãi trên 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy lợi nhuận có thể gấp 5 - 10 lần trồng lúa.
Ở Sóc Trăng, từ kinh nghiệm thực tế nuôi tôm càng xanh cho thấy con tôm càng xanh không chỉ sống được ở môi trường nước ngọt, lợ mà còn sống và phát triển nhanh ở trong ao nuôi tôm sú công nghiệp, có độ mặn đến 15%o. Phần lớn nông dân vùng nước lợ nuôi tôm càng xanh chỉ là quảng canh cải tiến, còn nuôi công nghiệp chủ yếu tập trung vùng nước mặn thuộc huyện Long Phú, Vĩnh Châu. Nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm càng xanh vụ hè thu luân canh lúa đông xuân rất hiệu quả.
Đã có gần 30 ha đất ruộng nuôi tôm càng xanh có lãi từ 40 – 45 triệu đồng/ha. Đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm luân canh lúa thường chỉ thực hiện trong vụ hè thu xem như là chính vụ vì lúa trong vụ này năng suất thấp, khó làm. Song, mấy năm gần đây tại Cần Thơ, việc nuôi tôm càng xanh luân canh lúa trong vụ hè thu như “bão hòa” đến lúc thu hoạch hầu như đồng loạt để có ruộng xuống giống vụ đông xuân nên giá thường sụt giảm, nhiều hộ nuôi bị “đụng hàng” khó bán dẫn đến hạ giá bán, thu nhập thấp.
Từ đó, anh Nguyễn Hữu Huynh ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, Cần Thơ đã suy nghĩ tìm hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ và kết quả rất khả quan. Anh thả giống vào tháng 11/2009, trên diện tích ruộng 1,5 ha, đến tháng 5, tháng 6/2010 anh thu tôm dứt điểm để sạ lúa hè thu. Kết quả mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ, anh hạch toán như sau:
- Chi phí con giống 160.000 con x 130 đ/con = 20.800.000 đồng.
- Thức ăn 3,8 tấn x 16.000.000 đ/tấn = 60.800.000 đồng.
- Vôi 1 tấn = 1.500.000 đồng.
- Dầu 300 lít x 13.000 đ/lít = 3.900.000 đồng.
- Công lao động thu hoạch 200 công x 70.000 đ/công = 14.000.000 đồng.
- Chi khác = 7.000.000 đồng.
- Khấu hao xây dựng cơ bản 20% = 10.000.000 đồng.
Tổng chi 118.000.000 đồng.
Thu hoạch 1.850 kg tôm x120.000 đ/kg = 222.000.000 đồng. Lãi 104.000.000 đồng. Như vậy, tính trên một ha anh thu lợi nhuận được gần 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chọn lựa địa điểm a. Địa điểm sử dụng ao nuôi. Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm. Nói chung nguồn nước cần ổn định về c số lượng và chất lượng như 7-8, nhiệt độ 26-32oC và Oxy hòa tan > 3mg/L. Đặc biệt là không bị nhiễm bẩn bởi chất thi công nghiệp hay hóa chất trong nông nghiệp. Những khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (thấp hơn 10%o) vẫn có thể nuôi tôm càng xanh. Hầu hết các khu vực nước ngọt ở Nam Bộ (trừ các vùng bị nhiễm phèn) kể c ruộng lúa đều có thể nuôi tôm càng xanh tốt.
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.
Bên cạnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh (TCX) đã và đang khẳng định được hiệu quả trong quá trình nuôi trồng; được nhiều người chọn nuôi, do ít rủi ro dịch bệnh và hiệu quả ổn định.
Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.